Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỷ đồng

Anh Trúc - 17:17, 12/04/2025

Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất (Ảnh: VTV).
Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất. (Ảnh: VTV)

Bộ Công an vừa triệt phá đường dây làm sữa sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn nhất từ trước tới nay địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đồng thời, khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can về hành vi: Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan Công an xác định: Từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Các thành phần công bố như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan Công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa bột giả các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng. Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra, làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình trong những năm tiếp theo.