Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển vọng phát triển từ những mô hình chăn nuôi hiệu quả

Nhật Minh - 11:55, 08/11/2023

Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, kinh tế của người dân ở Nam Giang chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ở huyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bà con dân tộc thiểu số có cuộc sống ấm no hơn.

Mô hình chăn nuôi kết hợp lâm nghiệp giúp bà con dân tộc thiểu số ở Nam Giang có thêm thu nhập. Ảnh: baoquangnam
Mô hình chăn nuôi kết hợp lâm nghiệp giúp bà con dân tộc thiểu số ở Nam Giang có thêm thu nhập. Ảnh: baoquangnam

Thời gian qua nhờ phát huy lợi thế đất rừng, huyện Nam Giang đã nỗ lực xây dựng và triển khai các giải pháp, hỗ trợ người dân tộc thiểu số phát triển kinh tế dựa vào rừng, xây dựng chuỗi liên kết, qua đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho đồng bào vùng cao.

Đi vào hoạt động từ tháng 10/2021, mô hình nuôi heo đen (heo cỏ) của HTX Nông lâm nghiệp A Liêng (xã Tà Bhing) theo phương thức liên kết chuỗi giá trị đã được xem là mô hình tiên phong của huyện Nam Giang.

HTX A Liêng có mức vốn đầu tư ban đầu để xây dựng các hạng mục như mua con giống, xây dựng chuồng trại, thức ăn… Chỉ sau một năm, số lượng heo của HTX đã tăng lên thành 120 con heo lớn nhỏ và trở thành điểm cung cấp thực phẩm cũng như heo giống chất lượng tốt. Giá heo dao động ổn định trong khoảng 100-150.000 đồng/kg đã đem đến nguồn thu hiệu quả cho HTX. Ông Zơ Râm Đa - Giám đốc HTX A Liêng chia sẻ: Nhu cầu thịt heo đen trên thị trường là rất lớn. Chỉ sau 5 tháng chăm nuôi, heo đã có thể lấy thịt hoặc bán làm giống.

Cùng với việc lấy thịt và lấy giống, những người nuôi heo đen đang hướng tới việc đa dạng sản phẩm như sấy khô, xông khói… để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Heo đen có tập tính hoang dã, thả rộng nên cách chăm nuôi khá đơn giản, chủ yếu là ăn rau cám và chuối rừng. Heo đen là nguồn gen quý của huyện Nam Giang. Từ việc phát triển có hiệu quả mô hình nuôi heo đen, các hộ dân tộc thiểu số trong xã cũng đã phát triển mô hình trang trại nuôi heo đen khép kín và dần chuyên nghiệp hóa. Mô hình nuôi heo đen không chỉ có ý nghĩa về việc bảo tồn nguồn gen quý mà còn giúp cho bà con dân tộc thiểu số có thêm thu nhập, thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. Sau nhiều năm triển khai, mô hình nuôi heo đen theo hướng liên kết tập trung đã có những tín hiệu tích cực.

 Mô hình chăn nuôi heo đen bản địa đem đến nhiều sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống của người dân tộc ở Nam Giang.
Mô hình chăn nuôi heo đen bản địa đem đến nhiều sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống của người dân tộc ở Nam Giang.

Được sự kêu gọi của chính quyền địa phương, 12 hộ dân tộc thiểu số tại thôn Aliêng xã Tà Bhing đã đăng ký tham gia mô hình nuôi heo tập trung, các hộ sẽ thay phiên nhau chăm sóc heo theo ngày. Đàn heo gần 100 con sẽ được nuôi thả trên mảnh đất rộng 1ha theo hướng chuồng trại bán thả rông.

Ông Zơ râm Đa – Trưởng thôn Aliêng chia sẻ: Ngoài việc được nhà nước hỗ trợ về thức ăn cho heo (cám, bột dinh dưỡng) mỗi hộ dân tham gia sẽ thay phiên nhau kiếm thức ăn tự nhiên cho heo như thân chuối rừng, rau rừng cùng một số thức ăn sẵn có trong tự nhiên khác. Mô hình nuôi heo bản địa theo hướng tập trung sẽ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế nhóm, hộ giúp người dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Với mô hình nuôi bò theo nhóm thường là các hộ dân cùng thôn hoặc cùng dân tộc. Các hộ dân thường tân dụng lợi thế có vùng cỏ tự nhiên lớn, nguồn nước sạch và đất đai rộng rãi làm thành khu chăn nuôi. 

Ngoài mô hình nuôi heo đen tập trung, các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Giang còn được định hướng phát triển các mô hình kinh tế khác từ nông – lâm nghiệp phù hợp với tình hình địa phương. Tại xã La Ê (một trong 8 xã vùng cao biên giới khó khăn của huyện Nam Giang), chính quyền đã vận động bà con chuyển đổi trồng các cây ăn quả có năng suất như: cam Vinh, nuôi heo rừng, nuôi bò theo nhóm hộ…

Mô hình nuôi bò cũng đã phát huy hiệu quả, đem lại đời sống ổn định cho người dân
Mô hình nuôi bò cũng đã phát huy hiệu quả, đem lại đời sống ổn định cho người dân

Theo đó, cùng với việc được giao bò giống, cung cấp giống cỏ làm nguồn thức ăn cho bò, các hộ dân tộc thiểu số sẽ được hướng dẫn các kiến thức chăm sóc, xây dựng chuồng trại, phòng bệnh cho bò… Sau khi bò sinh sản sẽ được chia đều cho các hộ dân đã tham gia.

Mô hình nuôi bò tập trung cũng đã được nhân rộng và có sức lan tỏa nhờ đem lại hiệu quả về kinh tế trong đồng bào người Cơ Tu. Thay vì trực tiếp hỗ trợ, chính quyền địa phương chọn cách định hướng, xây dựng các mô hình để người dân tộc thiểu số lựa chọn, tự thoát nghèo bằng sinh kế tại chỗ, hạn chế thấp nhất có thể việc ỷ lại vào chính sách của Nhà nước.

Nhờ triển khai, phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là các mô hình kinh tế, sản xuất có hiệu quả, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Giang đã có sự chuyển biến rõ nét, nhiều hộ thoát khỏi cảnh đói nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.