Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển vọng cho bưởi Đại Minh

PV - 14:40, 29/08/2019

Ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) có một giống bưởi ngọt có lịch sử gần 500 năm. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương giống bưởi quý này đã được phục hồi đem lại một triển vọng mới cho địa phương.

Theo nhiều người cao tuổi ở xã Đại Minh, loại bưởi ngọt có mặt đầu tiên ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh vào thời kỳ nhà Mạc. Khoảng năm 1592, khi vua Lê Trung Hưng kéo quân từ phía Nam ra đánh nhà Mạc, nhà Mạc đã thua trận và bỏ chạy về hướng Bắc. Trong lúc rút quân nhà Mạc có giao việc vận chuyển lương thảo tiếp tế cho một vị quan đốc lương.

Khi vị quan đốc lương vận chuyển lương thực đến thôn Khả Lĩnh thì nghe tin thành Nhà Bầu (thành Nhà Bầu nằm ở khu vực lòng hồ Thác Bà ngày nay) bị thất thủ. Vị quan này không tiếp tục hành quân mà ra lệnh cho các thuộc hạ của mình ở lại mảnh đất Khả Lĩnh khai hoang, lập ấp sống cuộc sống mới. Trong quá trình vận chuyển lương thực tiếp tế cho nhà Mạc, đã có người đem theo hạt bưởi để trồng và đó chính là loại bưởi ngọt ở Khả Lĩnh ngày nay.

Ông Trần Quang Khải đãi khách bằng những quả bưởi ngon nhất có trong vườn. Ông Trần Quang Khải đãi khách bằng những quả bưởi ngon nhất có trong vườn.

Trải qua hơn 500 năm có mặt ở đất Khả Lĩnh, giống bưởi này có hiện tượng thoái hóa, năng suất không nhiều như trước. Để khắc phục điều này, từ những năm 2010, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình xuống hướng dẫn người dân cách thụ phấn nhân tạo cho cây bưởi ngọt.

Theo đó, cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân trồng xen kẽ một vài cây bưởi Diễn, khi ra hoa, người dân sẽ lấy nhụy hoa của bưởi Diễn chấm vào hoa của bưởi Khả Lĩnh. Làm như vậy, tỷ lệ đậu quả của bưởi Khả Lĩnh sẽ rất cao, trong khi độ ngọt, thơm của bưởi Khả Lĩnh thì vẫn không thay đổi.

Đầu tiên nhiều hộ dân không tin vào phương pháp này, nên đã thử nghiệm bằng cách khi hai cây bưởi cạnh nhau ra hoa, thì chỉ thụ phấn cho một cây, cây còn lại để nó tự thụ phấn. Kết quả là cây bưởi thụ phấn nhân tạo đậu quả cao gấp ba lần cây thụ phấn tự nhiên. Từ đó đến nay, các hộ dân trong làng Khả Lĩnh đều dùng phương pháp thụ phấn này nhằm tăng năng suất của bưởi.

Ông Trần Quang Khải, Trưởng thôn Khả Lĩnh cho biết, sau nhiều nỗ lực, tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công Nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với tên gọi “Bưởi Đại Minh”. Đây được xem là bước tiến mới cho giống bưởi cổ, chinh phục thị trường và tạo điều kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm.

Huyện cũng mở các lớp tập huấn hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc bưởi Đại Minh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi Đại Minh.

Nhờ đó, năng suất bưởi Đại Minh hiện đạt 18-20 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, bưởi Đại Minh liên tiếp được mùa, được giá, trở thành cây chủ lực kinh tế và làm giàu người dân.

Hiện bưởi Đại Minh trồng tập trung ở thôn Khả Lĩnh với 66 hộ trồng bưởi. Nhà nhiều có hơn 100 gốc bưởi, nhà ít cũng có 20-30 gốc bưởi. Theo Trưởng thôn Nguyễn Trọng Thảo, bưởi phải có tuổi đời từ 10- 15 năm mới thu hoạch được. Khi bưởi to bằng nắm tay, các thương lái đã đến vườn hỏi mua.

Đây là riêng ở thôn Khả Lĩnh, còn hiện nay, giống bưởi được nhân rộng ra toàn xã Đại Minh. Thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục mở rộng vùng bưởi Đại Minh, với mục tiêu năm 2020 sẽ có 1.000ha bưởi Đại Minh, doanh thu ước đạt 100 tỷ/năm.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.