Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 25/11

Nguyệt Anh - 09:17, 06/11/2022

Triển lãm "Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên" do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Di sản văn hóa, Tổng cục Du lịch và một số đơn vị khác tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam từ ngày 21 đến 25/11/2022.

Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An, Ninh Bình.
Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An, Ninh Bình.

Triển lãm nằm trong thời gian diễn ra Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh, giới thiệu tới công chúng trong nước và quốc tế một bức tranh tổng quát về di sản thiên nhiên của Việt Nam, bao gồm các di sản thiên nhiên, những nét đẹp thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, nét đẹp văn hóa, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt đời sống con người hằng ngày gắn với môi trường thiên nhiên tại các di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn ASEAN...

Ban Tổ chức cũng kết hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam trưng bày nội dung "Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên". Đồng thời, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm xúc tiến du lịch… một số tỉnh/thành phố giới thiệu di sản thiên nhiên của địa phương đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch, các sản vật đặc trưng tiêu biểu được nuôi trồng trong khu dự trữ sinh quyển, Di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO công nhận. Đó là Không gian di sản thiên nhiên các tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, thành phố Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng giới thiệu tới người xem "Không gian nghệ thuật Sen thư pháp" với các hoạt động trưng bày tranh thư pháp về Sen cùng các tác phẩm "gốm và sen"; trưng bày diều, sáo diều truyền thống trong chủ đề "Cánh diều di sản".

Ngoài ra, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh, Ban tổ chức cũng giới thiệu tới người xem chủ đề "Di sản Văn hóa du lịch nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam" trưng bày sản phẩm 10 ngành nghề tiêu biểu trong 24 làng nghề và nghệ nhân làng nghề (gồm: Gốm Bát Tràng, Chu Đậu; gỗ sơn son thếp vàng Sơn Đồng, gỗ mỹ nghệ Vân Hà; khảm trai, sơn mài Chuôn Ngọ, Hạ Thái; thêu Quất Động; mây tre đan Phú Vinh, Quảng Bình; đồng mỹ nghệ Đồng Xâm, Đại Bái; điêu khắc đá Thọ An, Thụy Ứng, lụa Vạn Phúc, Nha Xá; tranh dân gian Đông Hồ; đèn lồng Hội An; nghệ thuật tranh kính... ) và triển lãm ảnh "Làng nghề Việt Nam - Điểm hẹn bốn phương" do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện.

Khu vực triển lãm ngoài trời với các không gian trưng bày như: "Không gian nghệ thuật ẩm thực Trà Việt - giới thiệu "Không gian trà Việt"; Không gian "Giao lưu Di sản Văn hóa Du lịch Ẩm thực làng nghề, phố nghề" (với các hoạt động giao lưu Văn hóa Du lịch Ẩm thực làng nghề, phố nghề; Trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật; Tranh kính nghệ thuật của Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh, Nghệ nhân làng nghề Việt Nam và Đèn lồng Hội An (Quảng Nam).

Cùng với các hoạt động triển lãm là các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật diễn ra trong suốt thời gian Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh (Giao lưu bản sắc văn hóa vùng miền, giao lưu nghệ thuật xòe Thái, múa xoang Tây Nguyên; giao lưu Tiếng hát sinh viên với chủ đề "Tuổi trẻ - Khát vọng xanh"…)

Triển lãm "Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên" sẽ chính thức khai mạc vào hồi 19 giờ 30 ngày 21/11 tại sân khấu chính Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.