Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm trưng bày ấn phẩm chữ Quốc ngữ tại Pháp

Anh Trúc - 15:46, 28/05/2023

Triển lãm “Chữ Quốc ngữ với quá trình thúc đẩy văn hóa tại Việt Nam giai đoạn 1860 - 1945” được tổ chức từ ngày 3/4 đến ngày 31/5, tại Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh (BULAC - Pháp), giới thiệu tới công chúng, học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và quốc tế một số tác phẩm điển hình bằng chữ quốc ngữ mang dấu ấn thời kỳ đó.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng thăm triển lãm “Chữ quốc ngữ là một động lực phát huy văn hóa Việt Nam giai đoạn 1860-1945” tại Paris
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng thăm triển lãm “Chữ quốc ngữ là một động lực phát huy văn hóa Việt Nam giai đoạn 1860 - 1945” tại Paris

Triển lãm mang tới cho công chúng một góc nhìn khách quan về quá trình phát triển của chữ viết tiếng Việt. Đầu tiên, ngôn ngữ tiếng Việt được viết bằng chữ Hán. Tiếp theo đó, cùng với tinh thần dân tộc và lòng yêu nước cuộn trào, các nho sĩ Đại Việt đã cho ra đời hệ thống chữ viết mang dấu ấn riêng của dân tộc với tên gọi là chữ Nôm.

Chữ Quốc ngữ dần xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 và được sử dụng một cách “bí mật” bởi các nhà truyền giáo châu Âu thời bấy giờ. Phải tới những năm 1870, xuất bản sách báo bằng chữ Quốc ngữ mới thật sự được đẩy mạnh, thông qua các bản phiên âm, bản dịch, từ điển, sổ tay ngôn ngữ và sách truyện.

Quá trình thúc đẩy việc sử dụng chữ Quốc ngữ đã góp phần tăng cường sự tiếp xúc trong nước với các với nền văn hóa và tư tưởng phương tây, dẫn đến sự phát triển của báo chí Việt Nam từ những năm 1860 và cả sự ra đời của văn học hiện đại.

Môn tiếng Việt bắt đầu được giảng dạy tại Paris kể từ năm 1869 trong các lớp học tự thành lập tại Đại học Sorbonne và phải tới khoảng năm 1871 - 1872 mới chính thức được giảng dạy tại Trường Sinh ngữ Phương đông, nay là Viện quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương đông (INALCO).

Tại thời điểm đó, trường có liên kết với nhiều học giả tại miền nam Việt Nam như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký… để đưa các ấn phẩm, sách truyện và báo chí được in ấn bằng tiếng Việt sang Pháp kể từ năm 1874.

Cùng với đó, có rất nhiều những ấn phẩm tiếng Việt được tập hợp từ Thư viện liên đại học Sinh ngữ Phương đông (BIULO), Cơ quan Đào tạo - Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn Minh Đông Á (LCAO) thuộc Trường đại học Paris Cité và Trường đại học Viễn Đông Pháp (EFEO).

Đó là lý do vì sao kho sách Việt Nam của thư viện BULAC (trực thuộc Viện INALCO) là một trong những kho tàng lâu đời nhất tại Pháp, với số lượng lên tới 13.000 đầu sách (16.500 tập), đặc biệt có hơn 9.000 đầu sách bằng tiếng Việt, cũng như khoảng một trăm đầu báo và tạp chí học thuật, trong đó có khoảng 20 đầu báo vẫn hiện hành cho tới ngày nay.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.