Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm tranh họa kim sa trên nền tranh dân gian Hàng Trống

Thanh Thuận - 07:27, 31/01/2024

Triển lãm tranh họa kim sa “Hàng Trống xưa và nay” đang được tổ chức tại không gian Đình Nam Hương (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Triển lãm gồm những tác phẩm tranh làm bằng kỹ thuật kim sa trên nền tranh dân gian Hàng Trống mới lạ, độc đáo.

Bức tranh “Ngũ Hổ thần tướng” được thực hiện với nghệ thuật họa kim sa, toát lên vẻ oai nghiêm, đường bệ, sinh động và cuốn hút với màu sắc rực rỡ, nổi bật.
Bức tranh “Ngũ Hổ thần tướng” được thực hiện với nghệ thuật họa kim sa, toát lên vẻ oai nghiêm, đường bệ, sinh động và cuốn hút với màu sắc rực rỡ, nổi bật

Triển lãm tranh “Hàng Trống xưa và nay” gồm 10 tác phẩm làm bằng kỹ thuật kim sa - nghệ thuật mô phỏng kĩ nghệ Pháp Lam Huế trên nền tranh dân gian Hàng Trống, do nhóm Họa Gấm thực hiện. Những tác phẩm này nằm trong dự án “Họa linh sắc Việt - Vẽ tâm linh bản sắc người Việt” của nhóm Họa Gấm.

Bằng nghệ thuật họa kim sa, các tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống được tái hiện sinh động, thổi hồn một diện mạo mới trong từng bức tranh. "Họa kim sa" nghĩa là vẽ tranh bằng chất liệu kim loại và màu cát. Các nghệ nhân đã sử dụng những nguyên liệu đơn giản như cát thạch anh, dây tơ đồng để tạo nên những bức tranh đầy màu sắc như Tứ Phủ Công Đồng, Đại Thế Chí Bồ Tát, Ngũ Hổ Thần Tướng, Quan Hoàng Đôi, Tiên Cô Chín...

Bức tranh dân gian Hàng Trống “Lý ngư vọng nguyệt” được chuyển thể bằng nghệ thuật kim sa.
Bức tranh dân gian Hàng Trống “Lý ngư vọng nguyệt” được chuyển thể bằng nghệ thuật kim sa

Triển lãm được tổ chức trong không gian đình Nam Hương, nơi thực hành tín ngưỡng của cộng đồng gắn với tranh dân gian Hàng Trống, nhằm phát huy giá trị không gian di tích văn hóa của đình Nam Hương, gắn với việc khôi phục, quảng bá đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ về dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, Ban Tổ chức còn tổ chức chương trình Talkshow “Câu chuyện Hàng Trống xưa và nay” từ 8h sáng ngày 18/2 (tức mùng 9 Tết) với những chia sẻ về tranh dân gian Hàng Trống, về Hà Nội xưa của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, kiến trúc sư Nguyễn Nga, Nhà sáng lập Họa Gấm Nguyễn Hoàng Anh, Nhà sáng lập Đông phong cổ phục Nguyễn Đức Huy.

 tranh dân gian Hàng Trống có 3 chủ đề chính là tranh thờ, miêu tả sinh hoạt và chúc tụng. Trong ảnh, bức tranh dân gian Hàng Trống “Cô Chín” và “Trừng ác” được chuyển thể bằng nghệ thuật kim sa.
Tranh dân gian Hàng Trống có 3 chủ đề chính là tranh thờ, miêu tả sinh hoạt và chúc tụng. Trong ảnh, bức tranh dân gian Hàng Trống “Cô Chín” và “Trừng ác” được chuyển thể bằng nghệ thuật kim sa.

Cùng với đó, còn có Workshop “Thẻ cầu may”. Tại Workshop “Thẻ cầu may”, khách tham dự có thể tự tay trải nghiệm làm thẻ may mắn đầu Xuân bằng nghệ thuật họa kim sa do nhóm Họa Gấm trực tiếp hướng dẫn. Đây là lời chúc cho một năm mới bình an, thịnh vượng và là một hoạt động sáng tạo tôn vinh nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Triển lãm tranh họa kim sa “Hàng Trống xưa và nay” sẽ diễn ra đến ngày 25/2, tại đình Nam Hương, 75 phố Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.