Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may năm 2022

Nguyệt Anh - 16:40, 27/07/2022

Sáng 27/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may-thiết bị và nguyên phụ liệu năm 2022 (SaigonTex and SaigonFabric 2022).

Nhiều sản phẩm, máy móc được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm đều là những công nghệ mới, tiên tiến.
Nhiều sản phẩm, máy móc được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm đều là những công nghệ mới, tiên tiến.

Triển lãm do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phối hợp Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và các đối tác tổ chức.

Triển lãm thu hút hơn 278 đơn vị, đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Hồng Công (Trung Quốc), Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...

Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong ngành dệt may trong và ngoài nước gặp gỡ đối tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

Đây còn là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất, thiết bị hiện đại nhất.

Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Bộ Công thương luôn coi dệt may là một ngành quan trọng, không những là ngành sản xuất công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu cao (đứng thứ 3 cả nước với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt 40 tỷ USD; từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã đạt 23 tỷ USD, tăng 23% so cùng kỳ năm 2021); mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động với thu nhập cao hơn nhiều lần so lao động nông nghiệp.

Doanh nghiệp tham quan, tìm hiểu một thiết bị sản xuất tại Triển lãm. (Ảnh: CTV)
Doanh nghiệp tham quan, tìm hiểu một thiết bị sản xuất tại Triển lãm. (Ảnh: CTV)

Hiện, ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động, thu nhập bình quân của lao động trong lĩnh vực dệt may đạt khoảng 3.800 USD/người/năm. Tuy nhiên, giá trị gia tăng ở ngành dệt may còn thấp, ngành chưa chủ động được nguồn nguyên-phụ liệu... Bên cạnh đó, năng suất lao động cũng thấp hơn các nước trong khu vực, trình độ công nghệ còn ở mức trung bình khá.

Vì vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu; đặc biệt cần tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên-phụ liệu đầu vào, phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, sử dụng 4 triệu lao động trực tiếp và tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động dịch vụ phục vụ ngành.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30/7.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.