Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Triển lãm “Côn Đảo-Di tích và danh thắng” tại Vĩnh Long: Giáo dục truyền thống cách mạng tới thế hệ trẻ

PV - 10:07, 28/05/2019

Vùng đất Côn Đảo thiêng liêng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Trong thời kỳ chiến tranh, có rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị cầm tù, đày đọa tại Nhà tù Côn Đảo-nơi được coi là “địa ngục trần gian”. Để giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ và mang đến cho công chúng thăm quan cái nhìn chân thật về vùng đất này, một triển lãm chuyên đề mang tên “Côn Đảo- Di tích và danh thắng” đã được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long.

Các đoàn khách tham quan Triển lãm. Các đoàn khách tham quan Triển lãm "Côn Đảo-Di tích và danh thắng" tại Vĩnh Long.

“Côn Đảo-Di tích và danh thắng”

Ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh Vĩnh Long cũng có hàng trăm người con ưu tú bị cầm tù, đọa đày tại Côn Đảo như các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Ngươn Hanh, Tạ Uyên, Phan Văn Đáng… Những người dân yêu nước, chiến sĩ cách mạng đã cùng đồng đội, đồng chí biến nhà tù thành trường học cách mạng, làm rõ thêm khí phách cao cả, lẫm liệt của người chiến sĩ yêu nước…

Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên của tỉnh lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của thế hệ đi trước. Đồng thời, cũng là sáng kiến để đồng bào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có điều kiện ra huyện đảo để cảm nhận những cảnh tù đày nơi “địa ngục trần gian”, mới đây, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long và Ban Quản lý di tích Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phối hợp tổ chức Triển lãm chuyên đề “Côn Đảo-Di tích và danh thắng”. Triển lãm diễn ra từ ngày 7/5 đến giữa tháng 8/2019 tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long.

Em Thạch Thị Phượng, học sinh lớp 10B, Trường Dân tộc nội trú Vĩnh Long chia sẻ: Em biết tới Côn Đảo khi tìm hiểu về cô Sáu (Võ Thị Sáu) trên trang sách ở trường học. Nữ liệt sĩ bất khuất bị thực dân Pháp bắt giam ở đất liền và lén lút đưa ra Côn Đảo để thi hành án tử hình khi cô chưa đến tuổi trưởng thành. Khi biết thông tin về Triển lãm, em đã đến thăm quan, tìm hiểu. Qua hình ảnh được trưng bày tại Bảo tàng của tỉnh Vĩnh Long, em rất cảm kích khi hiểu thêm những sự hy sinh xương máu của các bậc cha ông để giành độc lập tự do cho dân tộc. Em đang đề ra quyết tâm sẽ ra Côn Đảo một lần để thắp hương cho các Anh hùng liệt sĩ. Trước mắt, em sẽ tập trung cho việc học tập đạt kết quả tốt, nhất là môn lịch sử.

Có mặt tại Triển lãm, chúng tôi thấy một bà cụ đi theo đoàn khách thăm quan chăm chú lắng nghe thuyết minh, thỉnh thoảng bà lén đưa tay lên gạt nước mắt. Qua thăm hỏi được biết bà tên là Phan Thị Hai, sống tại xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long), năm nay đã 80 mươi tuổi nhưng bà chưa có điều kiện ra Côn Đảo lần nào. Năm nào bà cũng được con, cháu đưa lên thành phố chơi và đến thăm quan Bảo tàng Vĩnh Long. Mỗi lần gặp các đoàn thăm quan, nghe mấy cô hướng dẫn viên thuyết minh lại lịch sử, bà rất cảm động.

“Hồi nãy nghe cô thuyết minh về nhà tù Côn Đảo “địa ngục trần gian” tự nhiên nước mắt bà cứ chảy ra vì thương các cô, các chú cách mạng năm xưa, tuổi trẻ mà gan dạ, anh hùng bị giặc tra tấn dã man nhưng không khuất phục…”, bà Hai chia sẻ.

Ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho hay: Triển lãm chuyên đề “Côn Đảo-Di tích và danh thắng” nhằm mục đích giới thiệu đến công chúng về lịch sử của Khu di tích nhà tù Côn Đảo, về lịch sử đấu tranh tại một nhà tù lớn nhất, lâu đời nhất trong hệ thống nhà tù dưới chế độ thực dân cũ và đế quốc Mỹ của các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Triển lãm có khoảng 100 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, mô hình.

“Triển lãm mang đến cho người xem những góc nhìn về Côn Đảo xưa, từ những bữa cơm tù, giấc ngủ trong nhà giam chuồng cọp kiểu Pháp, chuồng cọp kiểu Mỹ, khu biệt lập, kiến trúc trại giam Cỏ Ống Mỹ, cũng như những kiểu tra tấn đánh đập dã man của thực dân Pháp… Sau khi kết thúc, toàn bộ những tư liệu, hình ảnh quý giá về Khu di tích nhà tù Côn Đảo sẽ được Ban Quản lý di tích Côn Đảo tặng cho Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long”, ông Phan Văn Giàu thông tin.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.