Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm “Áo dài trên con đường di sản”

Nguyệt Anh - 18:50, 27/08/2022

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc Triển lãm “Áo dài trên con đường di sản” và tiếp nhận 200 bộ áo dài của 20 nhà thiết kế trao tặng.

Công chúng tham quan thiết kế áo dài.
Công chúng tham quan thiết kế áo dài.

Hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022) và tôn vinh tà áo dài truyền thống trong dòng chảy đương đại, chiều 26/8, Triển lãm “Áo dài trên con đường di sản” đã khai mạc trong khuôn viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Triển lãm trưng bày 200 mẫu áo dài và sau đó các bộ áo dài này sẽ được bổ sung vào bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng.

Phát biểu khai mạc Triển lãm, bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoan nghênh nỗ lực của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và tập thể các nhà thiết kế thời trang đóng góp cho triển lãm, đưa nghệ thuật và truyền thống của áo dài đến gần hơn với công chúng.

Bà Tôn Ngọc Hạnh cho biết bản thân cũng yêu thích và thường xuyên sử dụng áo dài. Khi đến với triển lãm, bà đã có thêm nhiều thông tin bổ ích, thú vị về lịch sử phát triển của áo dài, chẳng hạn tận mắt thấy cây gai cho ra sợi đũi, hay quy trình rút sợi để dệt vải may áo dài…

200 mẫu áo dài dẫn dắt người xem đến với nhiều di sản thiên nhiên, văn hoá Việt thông qua các bộ sưu tập tiêu biểu như: Cánh buồm Quảng Ninh; Vịnh Hạ Long; Thổ cẩm dân tộc Tày, Dao; Nụ cười biển; Kim cương đen; Phong Nha Kẻ Bàng; Rừng trúc Yên Tử; Nét đẹp kiến trúc Hạ Long; Hải quân; Ngọn đèn trong đêm

Các mẫu áo dài được trưng bày tại Triển lãm.
Các mẫu áo dài được trưng bày tại Triển lãm.

Các bộ sưu tập áo dài tại triển lãm được làm từ các chất liệu và màu sắc đa dạng, là sự sáng tạo được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh về đời sống, di sản văn hóa, tín ngưỡng.

Nhà thiết kế Cao Minh Tiến (tác giả của bộ sưu tập “Hy vọng” tham gia triển lãm) chia sẻ: “Bộ sưu tập của tôi lấy cảm hứng từ hình ảnh những người chiến sĩ tuyến đầu chống Covid-19 vừa qua. Đưa vào đó là tình cảm trân trọng nhất, là hình ảnh xứng đáng với nét đẹp của tà áo dài. Đây là ý tưởng phải trăn trở nhiều vì hình ảnh Covid-19 không mấy đáng yêu và được yêu thích, nhưng tôi muốn truyền tải để tôn vinh đội ngũ y, bác sĩ, hình ảnh con người Việt Nam cùng chung tay chống dịch, đem hình ảnh đó đến với tất cả những người yêu thời trang”.

Cũng trong khuôn khổ triển lãm, khán giả có dịp giao lưu với các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng như nhà thiết kế Minh Hạnh, nhà thiết kế Ngọc Hân, nhà thiết kế Laura Fontan (đồng sáng lập thương hiệu Chula) - một người Tây Ban Nha dành tình yêu đặc biệt cho áo dài và di sản văn hoá Việt Nam…

Công chúng tìm hiểu công đoạn sản xuất lụa tơ tằm may áo dài.
Công chúng tìm hiểu công đoạn sản xuất lụa tơ tằm may áo dài.
Tin cùng chuyên mục
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.