Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển lãm ảnh về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam tại Hà Giang từ ngày 21 - 23/12

T.Hợp - 11:56, 21/12/2021

Sáng 21/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc tại Quảng trường 26/3, TP. Hà Giang từ ngày 21 - 23/12.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm ảnh tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với mục đích: Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội. Đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Triển lãm ảnh sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 21-23.12) tại Quảng trường 26/3 (thành phố Hà Giang) với diện tích trưng bày gần 300 m2, đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh và 60 năm Bác Hồ lên thăm Hà Giang. 

Triển lãm sẽ trưng bày hơn 200 khung tranh tư liệu, hình ảnh, mô hình, hiện vật, video, sách, báo về dân tộc, tôn giáo. Nội dung trưng bày gồm 6 chủ đề chính và được chia làm 4 khu trưng bày, như: Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững; hình ảnh, tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt; đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo; trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về dân tộc, tôn giáo tỉnh.

Cụ thể: Khu trưng bày thứ nhất về đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững, gồm ba nội dung chính: Các dân tộc Việt Nam thống nhất - đa dạng, Truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc.

Khu trưng bày thứ hai với các hình ảnh, tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. Giới thiệu chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, nêu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hoá bằng pháp luật về tôn giáo. Đảm bảo cho người dân có quyền tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo.

Khu trưng bày thứ ba với chủ đề Đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo, trong đó tuyên truyền để người dân nhận diện, làm rõ về những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, xúi giục chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá nhà nước của các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo. Tuyên truyền, tôn vinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, các giáo hội và chức sắc tôn giáo trong đấu tranh, phòng ngừa lợi dụng tôn giáo, vi phạm pháp luật về tôn giáo. Tuyên truyền đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân, để bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về chính sách dân tộc và tôn giáo cũng như đời sống của các tộc người và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...

Tỉnh Hà Giang sẽ góp mặt ở Khu trưng bày thứ tư trong các khung hình tiêu biểu, khái quát về nét đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh và thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với công tác dân tộc và tôn giáo.

Tại triển lãm, người xem sẽ thấy được Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống; văn hóa mỗi dân tộc có những sắc thái và giá trị riêng. Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết dân tộc. Trên suốt chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số với quan điểm, nguyên tắc nhất quán và xuyên suốt: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phải được phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; hệ thống chính trị ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được xây dựng, củng cố và phát triển từng bước vững chắc./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.