Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai Chương trình "Nhà vệ sinh cho em" năm 2023

Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn - 14:08, 27/04/2023

Ngày 26/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn KN Holdings tổ chức Lễ ký kết triển khai Chương trình “Nhà vệ sinh cho em” năm 2023.

Lễ kí kết triển khai Chương trình 'Nhà vệ sinh cho em
Lễ ký kết triển khai Chương trình "Nhà vệ sinh cho em"

Chương trình “Nhà vệ sinh cho em” được Hội Sinh viên Việt Nam triển khai từ năm 2021. Đến nay, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã vận động nguồn lực, triển khai xây dựng 25 nhà vệ sinh trong trường học tại 11 tỉnh, thành trên toàn quốc. Chương trình “Nhà vệ sinh cho em” đã được nhân rộng triển khai trên quy mô toàn quốc. Chỉ riêng trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2022, các tỉnh, thành đoàn, Hội Sinh viên các tỉnh, thành phố xây mới 428, cải tạo, nâng cấp 1.305 nhà vệ sinh trường học với tổng nguồn lực trị giá hơn 70 tỷ đồng.

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong công tác chăm lo, hỗ trợ, lan tỏa các giá trị nhân ái trong cộng đồng xã hội, chung tay, góp sức để trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh tại các địa bàn khó khăn, năm 2023, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn KN Holdings tiếp tục triển khai chương trình “Nhà vệ sinh cho em”.

Chương trình góp sức để trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh (Trong ảnh, Khởi công xây dựng Nhà vệ sinh cho em tại huyện Mèo Vạc năm 2022))
Chương trình góp sức để trang bị các điều kiện, cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh. (Trong ảnh: Khởi công xây dựng Nhà vệ sinh cho em tại huyện Mèo Vạc năm 2022)

Phát biểu tại chương trình ký kết, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cho biết, chương trình ký kết giữa Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn KN Holdings là nội dung quan trọng trong việc thực hiện chỉ tiêu “100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh” của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025.

Theo anh Nguyễn Minh Triết, trang bị, sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh đạt chuẩn cho các em học sinh là một trong những phần việc quan trọng được Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam ưu tiên triển khai trong thời gian này, để làm sao nhà vệ sinh không còn là công trình phụ, nhằm chăm lo tốt hơn cho các em học sinh.

Theo nội dung ký kết, năm 2023, hai bên sẽ cùng triển khai 50 Nhà vệ sinh cho em tại 8 tỉnh, tỉnh phố, gồm: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Kiên Giang, với tổng giá trị gần 18 tỷ đồng. “Đặc biệt, chương các Nhà vệ sinh cho em xây dựng năm 2023 sẽ được áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam”, anh Triết nhấn mạnh.

Anh Nguyễn Minh Triết đề nghị từ nội dung ký kết, 8 tỉnh, thành tiếp nhận triển khai Nhà vệ sinh cho em cần khẩn trương trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023 để các em học sinh được sử dụng nhà vệ sinh mới ngay đầu năm học 2023 - 2024.  

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.