Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Lấp đầy “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật

Quỳnh Trâm - 22:32, 09/11/2023

Vùng núi Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú... Đây là vùng còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh, đồng thời cũng là "vùng trũng" về tiếp cận pháp luật. Tình trạng an ninh trật tự còn có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào các thôn đặc biệt khó khăn của huyện Thạch Thành
Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào các thôn đặc biệt khó khăn của huyện Thạch Thành

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TLPL), là những mục tiêu của Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào; đồng thời giúp đồng bào nắm được quyền lợi của mình, vừa góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG.

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện tổ chức các hoạt động PBGDPL và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, đồng thời triển khai nhiều đề án, kế hoạch tuyên truyền cho người dân trên địa bàn như: Đề án "Giảm thiếu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS", Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2018-2025", Kế hoạch "tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào dân tộc Mông giai đoạn 2021-2025".

Thực hiện các nhiệm vụ này, từ năm 2022 đến nay, Ban Dân tộc đã tổ chức 37 hội nghị tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho gần 5.100 đại biểu các thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn bản vùng đồng bào Mông trên địa bàn các huyện miền núi, và 02 hội thi tuyên truyền pháp luật tại 02 trường THCS DTNT Như Thanh và trường THCS DTNT Thạch Thành, nhờ đó, đã nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đối với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Hội thi tuyên truyền pháp luật tổ chức tại trường THCS- DTNT Thạch Thành
Hội thi tuyên truyền pháp luật tổ chức tại trường THCS- DTNT Thạch Thành

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở TTTT, Hội LHPN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện miền núi tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức hội thi, phiên tòa giả định, phát hành tài liệu pháp luật, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép tuyên truyền pháp luật với diễn văn nghệ, tiểu phẩm... đến cán bộ và Nhân dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Riêng Sở Thông tin truyền thông đã tổ chức các lớp tập huấn thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS cho hơn 400 học viên gồm: Phòng VH&TT, phòng Dân tộc; cán bộ Bộ đội biên phòng được phân công thực hiện công tác thông tin đối ngoại, thông tin tuyên truyền của các Đồn biên phòng; cán bộ phóng viên của Trung tâm VHTT-TT&DL; đại diện lãnh đạo UBND xã; công chức văn hóa xã, Trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS của các xã trên địa bàn 2 huyện Mường Lát và Thường Xuân.

Sở TTTT đã tổ chức các lớp tập huấn thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS
Sở TTTT đã tổ chức các lớp tập huấn thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS

Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và một số tổ chức khác, triển khai thực hiện 16 hội nghị tại các huyện Ngọc Lặc, Nông Cống, Thọ Xuân, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Lang Chánh…, để tập huấn nghiệp vụ, pháp luật cho hơn 4.800 đại biểu là cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hòa giải viên cơ sở, cán bộ chủ chốt cơ sở.

Thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật" trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2027", Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã tổ chức 22 hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn và ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp với sự tham gia của gần 6.000 lượt cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên; Tổ chức 10 hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với sự tham gia của trên 6.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên...

Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào các thôn đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc
Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào các thôn đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc

Nội dung thông tin tuyền tuyền tại các hội nghị trên, góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS; cũng như phát huy vị trí, vai trò của Người uy tín, giúp cho cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, xây dựng nông thôn mới. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.