Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tràng Định (Lạng Sơn): Phát triển hiệu quả cây đặc sản giúp nông dân làm giàu

PV - 17:24, 26/06/2019

Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho nhiều loại cây ăn quả đặc sản,… Đó là cách làm của huyện Tràng Định (Lạng Sơn) trong chiến lược nâng cao giá trị cây trồng, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Người dân Tràng Định thu hoạch thạch đen vụ xuân-hè năm 2019. Người dân Tràng Định thu hoạch thạch đen vụ xuân-hè năm 2019.

Theo ông Lý Văn Lâm, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, xác định quế, quýt, thạch đen,… là những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao nên từ năm 2011, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch định hướng phát triển thành những cây trồng chủ lực. Đặc biệt, để nâng cao giá trị cây trồng, bước đầu huyện đã xây dựng các vùng chuyên canh cây thạch đen, cây quế, cây quýt; từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, Lý Văn Lâm cho biết thêm, để nâng cao giá trị của sản phẩm từ các cây kinh tế đặc sản, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học và lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Tràng Định” cho các loại cây trồng trên địa bàn, trong đó tập trung là cây quế, quýt và thạch đen. Huyện cũng tổ chức hướng dẫn người nông dân thực hiện đầu tư, liên kết trong các khâu trồng, chăm sóc, tăng cường quảng bá thương hiệu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ…

Người dân Tràng Định thu hoạch thạch đen vụ xuân-hè năm 2019. Người dân thôn Khuổi Só, xã Kim Đồng, huyện Tràng Định thu hái quýt..

Hiện, toàn huyện có hơn 600ha trồng quýt, hơn 4.000ha trồng quế, khoảng 2.000ha thạch đen, tập trung ở các xã: Cao Minh, Đoàn Kết, Khánh Long, Tân Yên, Tân Tiến, Vĩnh Tiến, xã Kim Đồng. Trong 2 năm 2017-2018 các sản phẩm quýt, quế, thạch đen của huyện Tràng Định được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Có chỉ dẫn địa lý, cùng với việc được chính quyền địa phương hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng, chất lượng của các loại cây trồng đặc sản của huyện Tràng Định được nâng lên rất nhiều. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràng Định, hiện năng suất cây thạch đen đạt khoảng 6 tấn/ha, sản lượng khoảng 12.000 tấn/năm, với giá bán từ 30.000 –50.000 đồng/kg thạch khô, đem lại giá trị kinh tế bình quân toàn huyện đạt 400 tỷ đồng/năm.

Các sản phẩm từ quýt và vỏ quế khô có giá bán bình quân 20.000 đồng/kg cho thu nhập trên 240 triệu đồng/ha/năm. Giá trị kinh tế của các loại cây trồng chủ lực được nâng lên đã góp phần đưa thu nhập bình quân năm 2018 của huyện Tràng Định đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu.

Ông Hoàng Văn Píu, một người dân trồng quýt ở thôn Nà Thà, xã Kim Đồng cho biết: Gia đình ông có 700 gốc quýt, trong đó có khoảng 500 gốc đang cho thu hoạch. Từ năm 2017, sau khi áp dụng quy trình trồng, chăm sóc quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất và chất lượng quýt cao hơn hẳn, quả to, mẫu mã sáng, đẹp đạt năng suất cao hơn.

Các sản phẩm quýt, quế, thạch đen được công nhận nhãn hiệu tập thể đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân. Các sản phẩm quýt, quế, thạch đen được công nhận nhãn hiệu tập thể đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

“Nếu như trước đây, trung bình mỗi cây chỉ cho sản lượng từ 40 đến 80kg quả; từ khi gia đình áp dụng khoa học kỹ thuật, mỗi cây cho thu từ 50kg đến 1 tạ quả. Với 500 gốc quýt đã đem lại thu nhập ước khoảng 50 triệu đồng/năm”, ông Píu cho biết thêm.

Việc phát triển vùng cây đặc sản có giá trị kinh tế theo hướng hàng hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện Tràng Định.

Đặc biệt, tại Lễ trao giải “Top 50 Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2019” diễn ra ngày 02/6 do Viện Sở hữu Trí tuệ và Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam tổ chức, các sản phẩm quýt, quế, thạch đen của Tràng Định đã được vinh danh. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển các cây đặc sản, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống người dân huyện Tràng Định.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.