Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trăn trở với việc phát triển BHXH tự nguyện ở vùng cao

Lạc Lạc - 19:02, 01/11/2022

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi người dân, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việc người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, điều kiện kinh tế còn khó khăn, công tác phát triển BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình vẫn là một bài toán khó.

Nỗ lực tham gia

Lao động tự do, thu nhập bấp bênh, thiếu tính ổn định và không bền vững, là những đặc trưng của các cư dân khu vực miền núi nói chung và người dân tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Do vậy nó là những thách thức trong việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh.

Theo chia sẻ của ông Ma Doãn Kiện, người Tày, huyện Chiêm Hóa cho biết: Chúng tôi cuộc sống chủ yếu dựa vào nương để sống, được mùa thì đủ ăn, mất mùa thì khó khăn lắm.Tuy nhiên, khi được tuyên truyền giới thiệu về lợi ích của BHXH, trong đó Nhà nước hỗ trợ tiền để người dân đóng bảo hiểm. Do đó, dù khó khăn đến mấy, bản thân gia đình tỗi cố gắng tham gia đóng BHXH tự nguyện để sau này về già có chỗ dựa. Tuy nhiên, không phải ai trong dòng họ, bản làng của tôi cũng mạnh dạn tham gia BHXH dù họ cũng rất mong muốn.

Cũng theo chia sẻ của chị Triệu Thì Hoa, người Dao, huyện Hàm Yên cho biết: trước kia gia đình chị thuộc hộ nghèo, được nhà nước cấp cho BHYT, nhưng mới đây xã chúng tôi được nông thôn mới nên gia đình không được cấp nữa. Tuy nhiên, gia đình rất hiểu về lợi ích của tấm thẻ BHYT nên đã nỗ lực tham gia để có chỗ đảm bảo mỗi khi ốm đau.

Đời sống của đồng bào DTTS Tuyên Quang còn nhiều khó khăn (Ảnh H.A)
Đời sống của đồng bào DTTS Tuyên Quang còn nhiều khó khăn (Ảnh H.A)

Cốt lõi vấn đề

Hiện nay, vùng DTTS và miền núi đang là “lõi nghèo” của cả nước; đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 1/3 so với thu nhập bình quân của cả nước. Đối tượng nghèo ở Việt Nam tập trung vào người DTTS. Tại tỉnh Tuyên Quang, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, với trên 41% là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì thế, tuyên truyền vận động để bà con hiểu, chủ động trích một phần thu nhập tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu khi về già, hay tham gia BHYT hộ gia đình luôn là thách thức với cơ quan BHXH.

Ngoài ra, theo chia sẻ của ông Hoàng Văn Hợp, Người có uy tín ở xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, cái khó trong công tác tuyên truyền hiện nay là, theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các hội nghị khách hàng phải có từ 30 - 50 người/hội nghị; sau hội nghị phải có ít nhất 40% số người tham dự đăng ký mua BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, thì mới được công nhận làm thủ tục thanh quyết toán.

Do phải đáp ứng 2 tiêu chí trên nên đến nay, BHXH tỉnh Tuyên Quang mới tổ chức được 30% số cuộc theo kế hoạch đặt ra là phải tổ chức 1.102 cuộc hội nghị khách hàng. Vì vậy, cơ quan BHXH rất mong muốn, tỉnh cân đối khả năng ngân sách của địa phương hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên và các đối tượng khác trên địa bàn để hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT ổn định, bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân./.

Tính đến cuối tháng 7/2022, tỉnh Tuyên Quang phát triển BHXH tự nguyện mới được 17.214 người, đạt 80,8% kế hoạch UBND tỉnh giao, thiếu 19,2% tương đương 4.082 người tham gia; so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao đạt 65,5%, thiếu 34,5% tương đương 9.086 người. 

7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh phát triển người tham gia BHXH tự nguyện tăng mới chỉ được 3.002 người. Kết quả phát triển BHYT hộ gia đình có khả quan hơn. Tính đến hết tháng 7/2022, tỷ lệ bao phủ đạt 91,6% dân số của tỉnh. Trong đó, BHYT hộ gia đình được 116.432 người, so với cùng kỳ năm trước tăng 9.512 người

Theo bà Hà Thị Nhung, Phó Giám đốc Phụ trách Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang cho biết: trong bối cảnh hiện tại của tỉnh Tuyên Quang, muốn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình không cách nào khác phải tích cực bám làng, bám bản để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào hiểu về giá trị đích thực của BHXH tự nguyện và BHYT là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, mở ra cơ hội được hưởng lương hưu cho tất cả người lao động, góp phần ổn định và phát triển xã hội./.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.