Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trách nhiệm của báo chí trong truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em

PV - 19:08, 24/07/2019

Ngày 24/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra Hội thảo tập huấn về “Sự tham gia của truyền thông, báo chí trong công tác bảo vệ trẻ em”. Hội thảo do Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tổ chức.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam trao đổi tại buổi Hội thảo Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam trao đổi tại buổi Hội thảo

Hội thảo là dịp để các đại biểu trao đổi những vấn đề về quyền trẻ em; lao động trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; ảnh hưởng của dư luận trên mạng xã hội và vai trò điều hướng của truyền thông đại chúng; các nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em dành cho báo chí; tiếp cận đa chiều trong truyền thông can thiệp trợ giúp trẻ em...

Tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam đã nêu dẫn chứng về truyền thông của báo chí quốc tế trong các vụ việc có liên quan tới trẻ em. Dù sự việc được báo chí, truyền thông rất quan tâm, nhưng người đọc chỉ thấy được hình ảnh của người vi phạm, các thông tin về nạn nhân đều được giấu kín. Trong khi đó, đa số vụ việc xâm hại tình dục xảy ra và bị phát hiện ở Việt Nam, ngoài thông tin về quá trình tố tụng của cơ quan công an, công chúng còn thấy được rất nhiều hình ảnh và thông tin cụ thể của người vi phạm và cả nạn nhân. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc hoàn cảnh gia đình, thông tin của nạn nhân được khai thác rất sâu, kỹ lưỡng. Điều này cho thấy, báo chí, mạng xã hội ở Việt Nam rất thích khai thác thông tin của cả thủ phạm và nạn nhân nhằm gợi sự tò mò, lôi kéo người đọc chứ chưa chú trọng cảm nhận của nạn nhân và gia đình.

Toàn cảnh buổi Hội thảo Toàn cảnh buổi Hội thảo

Theo đó, các nhà báo viết về trẻ em và viết cho trẻ em cần phải đứng trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Các nhà báo cần phải hiểu các đặc điểm phát triển về tâm lý của trẻ, cách suy nghĩ của trẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng quyền được lắng nghe và quyền tham gia của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào những vấn đề liên quan đến trẻ em.

Các nhà báo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về khai thác vấn đề trẻ em trên báo chí, mạng xã hội Các nhà báo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về khai thác vấn đề trẻ em trên báo chí, mạng xã hội

Với những nội dung chất lượng, cô đọng và cập nhật mà hội thảo mang lại, hơn 50 nhà báo, phóng viên từ rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông ở miền Bắc đã có dịp được bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, tạo ra quy chuẩn cho báo chí Việt Nam trong công tác bảo vệ trẻ em.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.