Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Trang địa phương

Trà Vinh: Phấn đấu trồng mới 150ha rừng trong năm 2024

T.Hợp - 16:05, 29/03/2024

UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố về hiện trạng rừng của tỉnh sau 3 năm thực hiện Dự án Đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả từ rừng, Trà Vinh đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2024 toàn tỉnh trồng mới 150ha rừng.

Trà Vinh phấn đấu trồng mới 150ha rừng trong năm 2024. Ảnh minh họa
Trà Vinh phấn đấu trồng mới 150ha rừng trong năm 2024. Ảnh minh họa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Trà Vinh ước đạt 4,1% (đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết); hàng năm, thực hiện vệ sinh phòng cháy rừng đạt 100% kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2023, triều cường làm sạt lở 6,041ha rừng các loại (xã Hiệp Thạnh 5,73ha, xã Trường Long Hòa cùng thị xã Duyên Hải 0,096ha) và rừng hộ dân nhận giao khoán 0,215ha tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải... Đồng thời, Sở NN-PTNT tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, đến cuối năm 2023, đạt 95,95% kế hoạch (diện tích không đạt so với kế hoạch là do rừng bị sạt lở làm giảm diện tích giao khoán rừng)...

Xác định tầm quan trọng của rừng, nhất là đối với đặc thù của tỉnh, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Tỉnh ủy, UBND và ngành chuyên môn - chủ công là Sở NN-PTNT đã tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai nhiều giải pháp để phát triển diện tích rừng, nâng độ che phủ rừng của tỉnh. Ngày 03/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 265/QĐ-UBND về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Trà Vinh. Toàn tỉnh hiện có 23.984,53ha đất rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích quy hoạch phát triển rừng 12.256ha.

Năm 2023, công tác quản lý, bảo vệ rừng thực hiện chặt chẽ; tỉnh ban hành, triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án nhằm góp phần phòng, chống tác động thiên tai và biến đổi khí hậu. Qua đó, đã triển khai dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; phương án trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thi công các dự án; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2023 - 2025; tổ chức các hoạt động trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ; phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Trà Vinh năm 2023 và năm 2024...

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả từ rừng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2024, toàn tỉnh trồng mới 150ha rừng đồng thời tăng cường quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng phòng hộ, chú trọng trồng rừng ven biển, ven sông để phòng, chống sạt lở và phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ và cộng đồng quản lý, thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng; khuyến khích thực hiện thuê, nhận khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp phân tán gỗ lớn; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng, nhất là cấp cơ sở.

Đồng thời, tỉnh Trà Vinh cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025 Dự án sẽ trồng mới khoảng 800 ha rừng để nâng độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 4,2%. Tỉnh quy hoạch gần 23.985 ha đất vùng ven biển để bố trí phát triển tổng diện tích rừng khoảng 12.250 ha, diện tích còn lại hơn 11.728 được bố trí dành cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp,…

Để đạt mục tiêu về phát triển diện tích rừng đến năm 2025, tỉnh Trà Vinh đang thực hiện chính hỗ trợ khuyến khích hộ nông dân, tổ chức khi thực hiện trồng rừng trên đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ nông dân hoặc theo các qui định của pháp luật hiện hành. Theo đó, tổ chức, hộ nông dân trồng rừng (cây đước) đạt diện tích tập trung từ 0,3 ha trở lên sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua cây giống, không quá 37 triệu đồng/ha.

Cùng với đó, tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ giao khoán cho hộ, cá nhân chăm sóc, bảo vệ rừng trực tiếp với mức 500.000 đồng/ha/năm, nhưng tối đa không quá 15 ha/cá nhân và không quá 30 ha/ hộ. Người dân và các tổ chức nhận khoán bảo vệ chăm sóc rừng được khai thác sản xuất dưới chân rừng, nhất là phát triển mô hình khoanh nuôi rừng – thủy sản, tạo nguồn thu nhập bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.