Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Cán bộ bám địa bàn cùng dân khắc phục khó khăn

Thành Nhân - 17:23, 30/11/2021

Từ đầu mùa mưa bão đến nay, nhất là trong tháng 10/2021, trên địa bàn huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) có gần 20 điểm sạt lở. Nhiều điểm sạt lở lớn, đất đá tràn xuống đường, đứt gãy nền đường gây chia cắt giao thông, cô lập hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu, chủ yếu ở các xã Hương Trà, Sơn Trà, Trà Lâm, Trà Thanh... Trong những lúc khó khăn đó, người dân vẫn thấy ấm lòng, khi được cán bộ ở địa phương quan tâm, giúp đỡ.

Nhiều vùng ở miền núi Quảng Ngãi sạt lở trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua
Nhiều vùng ở miền núi Quảng Ngãi sạt lở trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua

Đồng hành với dân những lúc khó khăn

Với phương châm bám sát địa bàn để đồng hành với dân trong những lúc khó khăn nhất, trong đợt mưa lũ vừa qua, chính quyền các cấp huyện Trà Bồng đã có những việc làm thiết thực, giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau thiên tai. Đơn cử như tại xã Sơn Trà, vào ngày 22/10, mưa lũ lớn đã làm sạt lở, cô lập 12 hộ dân ở thôn Trà Xuông và 48 hộ dân thôn Sơn.

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, UBND huyện đã nhanh chóng chỉ đạo chính quyền địa phương, bố trí lực lượng tìm đường tắt, băng rừng, vượt suối để kịp thời hỗ trợ người dân. Xã đã huy động cán bộ xã, dân quân, đoàn viên thanh niên với khoảng 15 người, chia làm 2 đoàn vận chuyển gần 6 tạ gạo vào vùng sạt lở của 2 thôn để hỗ trợ người dân.

Chủ tịch UBND xã Sơn Trà Hồ Văn Bài cho biết, tuy trước đó đã tuyên truyền vận động người dân chủ động dự trữ lương thực bảo đảm cho 7 - 15 ngày, nhưng cũng lo vì nhiều hộ khó khăn, sợ người dân thiếu đói, nên xã quyết định tìm đường tiếp tế lương thực.

Cũng theo ông Bài, quãng đường từ UBND xã Sơn Trà đến vùng sạt lở khoảng 20km đường núi. Cán bộ địa phương chở mỗi người 1 bao gạo. Đến khu vực sạt lở, đường bị tắc, không thể đi xe máy thì mọi người cùng nhau vác gạo đến nhà dân, mỗi hộ được hỗ trợ 10kg gạo. Tuy rất vất vả, nhọc nhằn, nhưng khi thấy nụ cười, niềm phấn khởi của người dân thì ai nấy đều quên hết mệt mỏi.

Còn anh Hồ Văn Út, Bí thư Xã đoàn Sơn Trà vui vẻ nói: Ngày thường, đường núi đã khó đi, lúc mưa lũ sạt lở càng khó đi hơn. Nhưng anh em ai cũng nỗ lực, có những đoạn không chạy xe được, thì cùng nhau vác gạo, khiêng xe qua rồi đi tiếp. Tuy vất vả nhưng vui vì giúp đỡ được người dân.

Cán bộ huyện Trà Bồng tìm đường tiếp tế cho người dân vùng sạt lở
Cán bộ huyện Trà Bồng tìm đường tiếp tế cho người dân vùng sạt lở

Được dân tin yêu

Đặc biệt, người dân ở vùng sạt lở rất cảm động khi đích thân Bí thư Huyện ủy Trà Bồng Đặng Minh Thảo, đã cùng với cán bộ ở địa phương băng rừng đến điểm sạt lở tại Km4+700 để tiếp tế lương thực cho người dân bị cô lập ở các thôn Trà Vân, Cà Đam, Trà Huynh thuộc xã Hương Trà. 

Sau khi xảy ra sạt lở, chia cắt nhiều khu dân cư ở miền núi, đoàn công tác của huyện đã lên phương án đến với dân. Phải mất nhiều giờ lội bộ qua núi, qua rừng trong thời tiết mưa tầm tã, đoàn công tác mới tiếp cận được các thôn bị cô lập vì sạt lở, chia cắt; hỏi thăm tình hình, cuộc sống của người dân.

 "Sự có mặt kịp thời và động viên của cán bộ lúc này, sẽ giúp cho người dân yên tâm tại nơi ở", Bí thư huyện ủy Đặng Minh Thảo nói.

Già làng Hồ Sơn Hòa, ở thôn Trà Huynh, xã Hương Trà kể, khi xảy ra sạt lở, cô lập, người dân trong thôn rất lo lắng. Thế nhưng ngay hôm sau, ai cũng phấn khởi khi thấy đoàn công tác của huyện về động viên, hỗ trợ. Người dân cảm thấy ấm lòng khi cán bộ chăm lo cho dân.

Cán bộ băng rừng đến với người dân vùng sạt lở
Cán bộ băng rừng đến với người dân vùng sạt lở

Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Trần Văn Sương chia sẻ, khi xảy ra sạt lở chia cắt, điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến, là làm sao tiếp cận người dân vùng bị chia cắt nhanh nhất. Vì lẽ chúng ta không thể lường trước hết những tình huống, như có trường hợp người dân bị ốm đau, sinh nở hay tai nạn... cần cấp cứu khẩn cấp. Khi mưa lũ qua đi, thì ưu tiên hàng đầu là huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, làm sao phải thông đường nhanh nhất có thể, để người dân đi lại an toàn, thuận lợi...

Anh Hồ Văn Đức, thôn Trà Hoa, xã Trà Lâm cảm động nói: "Mưa bão đã xé toạc mái nhà mình thành từng mảng lớn. Phía bên trong, mọi ngóc ngách đều bị ướt sũng do nước mưa dội xuống liên tục. Mình và vợ con đành phải sang trú nhờ nhà người thân. Nhưng khi đoàn cán bộ đến đã động viên tinh thần gia đình mình và giúp mình sửa lại nhà, khiến mình cảm động và thêm tin yêu cán bộ".

Có thể nói, niềm vui của người dân không chỉ ở món quà được hỗ trợ, mà là tình cảm của cán bộ huyện, xã đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm chăm lo cho cuộc sống của Nhân dân. Mưa bão đi qua đã gây nhiều khó khăn, thiệt hại, nhưng đọng lại trong người dân ở huyện Trà Bồng, nhất là ở vùng sạt lở, là hình ảnh những người cán bộ vì dân, chăm lo cho cuộc sống của Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.