Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh sau hơn 1 tháng sống chung, thích nghi với Covid-19

Lê Vũ - 11:32, 10/11/2021

TP. Hồ Chí Minh chính thức “mở cửa” và phục hồi dần các hoạt động kinh tế, xã hội từ đầu tháng 10/2021. Sau hơn 1 tháng với tình hình mới, trong bối cảnh cuộc sống có dịch Covid-19 tồn tại, người dân Thành phố đã dần có suy nghĩ tích cực hơn, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, công việc và cuộc sống thường nhật để dần thích nghi.

Sự nhộn nhịp, xe cộ tấp nập là nét đặc trưng vốn có của TP. Hồ Chí Minh đã dần trở lại sau hơn 4 tháng giãn cách
Sự nhộn nhịp, xe cộ tấp nập là nét đặc trưng vốn có của TP. Hồ Chí Minh đã dần trở lại sau hơn 4 tháng giãn cách

Tự điều chỉnh cuộc sống để thích nghi

Đến thời điểm này, có thể nhận thấy các địa phương tại TP. Hồ Chí Minh cơ bản thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát được dịch Covid-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và Công văn 4800 của Bộ Y tế. Hầu hết người dân đã trở lại cuộc sống, công việc thường nhật. Các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí… trên địa bàn cũng dần trở nên nhộn nhịp, mặc dù mọi thứ vẫn chưa được như trước kia, sự đổi thay cũng quá nhiều, bắt buộc người dân phải tự điều chỉnh nhịp sống của bản thân.

Chị Nguyễn Thanh Hiếu (quận 10) chia sẻ: Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, không thể nào đóng cửa mãi được, quan trọng bây giờ thì mình phải tập cách thích nghi với sinh hoạt, công việc. Nguy cơ nhiễm Covid-19 vẫn xung quanh, bản thân phải cẩn trọng hơn, tuân thủ 5K nơi công cộng, công sở.

Còn bạn Nguyễn Ngọc Phương Trinh (quận 10) thì hơi tiếc nuối: Hàng quán đã mở cửa lại nhiều, nhưng vẻ nhộn nhịp của Thành phố đã không còn như trước. Mọi người phải dần thích nghi với một TP. Hồ Chí Minh đi ngủ sớm, không vui chơi, không giải trí, không nhiều ánh đèn đêm... Có lẽ lúc này, Thành phố phải chấp nhận như thế để hồi sinh.

Chị Trúc Nguyễn (đứng giữa – đang nhận hoa và quà của Công ty nhân ngày 20/10), vui mừng vì được trở lại với công việc
Chị Trúc Nguyễn (đứng giữa – đang nhận hoa và quà của Công ty nhân ngày 20/10), vui mừng vì được trở lại với công việc

Tương tự, chị Trúc Nguyễn (quận Tân Bình) cho biết, chị rời quê miền Trung để vào TP. Hồ Chí Minh làm việc chưa được bao lâu thì dịch bệnh bùng phát. Trái ngược với mọi người, chị đã không bỏ về quê, mà cố gắng bám trụ ở lại với mảnh đất tình người này. Chị Trúc Nguyễn hào hứng: “Mình đã từng trải qua và cảm nhận rất rõ sự khó ngủ, trăn trở của đêm Thành phố khi còn là tâm dịch. Có khi sáng dậy, chỉ thèm và mơ có ly cà phê đá vỉa hè, được thấy người qua đường đi làm tấp nập, được gặp lại từng gương mặt đồng nghiệp, bạn bè… Giờ đây được trở lại làm việc mình vui lắm. Mặc dù có nhiều thứ phải thích nghi, nhưng sau hơn 1 tháng trôi qua, Thành phố được như vậy là tốt lắm rồi, nhanh lắm rồi…”.

Bạn Mỹ Phương (quận 12) thì có những chia sẻ cụ thể hơn về cách thích nghi với điều kiện mới: “sống chung với dịch thì phải tìm hiểu rõ về Covid-19 và các vấn đề liên quan, đi đâu thì cũng nên khai báo y tế rõ ràng. Nhà nước đang mở cửa để người dân đi làm. Khôi phục kinh tế là chủ yếu, nên mỗi người cần giảm bớt nhu cầu riêng của bản thân về vui chơi, giải trí, tụ tập ăn nhậu không cần thiết…”.

Anh Lưu Hoàng Phúc (đội mũ bảo hiểm) vẫn lặng lẽ cùng bạn bè đi phát cơm từ thiện mỗi tối, một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn để chung tay giúp những vết thương do Covid-19 gây ra, cho Thành phố mau lành
Anh Lưu Hoàng Phúc (đội mũ bảo hiểm) vẫn lặng lẽ cùng bạn bè đi phát cơm từ thiện mỗi tối, một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn để chung tay giúp những vết thương do Covid-19 gây ra, cho Thành phố mau lành

Nhiều tín hiệu lạc quan, nhưng không nên lơ là, buông lỏng

Theo thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, dù mỗi ngày vẫn phát hiện xấp xỉ 1.000 ca Covid-19 mới, nhưng 60% trong số này được điều trị tại nhà; 20% nhập viện và 10% cách ly theo dõi ngay tại quận, huyện. Số liệu trong 2 tuần cuối tháng 10 cho thấy, số người được điều trị thành công Covid-19 và ra viện mỗi ngày luôn nhiều hơn số người nhập viện.

Đây có thể xem là những thành quả ban đầu trong công tác phòng chống dịch, mở ra những tín hiệu rất lạc quan cho thời kỳ “bình thường mới”. Nhưng không thể phủ nhận, một bộ phận người dân từ đó đã nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là, buông lỏng an toàn của bản thân và gia đình. Tình trạng này rất dễ được nhận thấy, đặc biệt là buổi tối và những ngày cuối tuần. Các khu vực công cộng, các hàng quán được phủ kín. Điều đáng nói là nhiều nơi không hề tuân thủ nghiêm túc về những quy định phòng chống Covid-19.

Anh Lưu Hoàng Phúc, giáo viên trường Tiểu học Lạc Long Quân, quận 11, cũng là người tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng trong thời gian qua tại TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ quan điểm: “Sau gần 1 tháng sống chung với dịch, mặc dù mọi thứ đã dần trở lại bình thường, nhưng đâu đó vẫn còn tiềm ẩn dịch bệnh. Bằng chứng là mỗi ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều thông tin có hơn nghìn ca mắc Covid-19 mới. Do đó, mọi người dân phải cẩn thận, tuyệt đối không chủ quan, nóng vội vì chút ham muốn của mỗi cá nhân. Nền kinh tế có khôi phục tốt hay không, TP. Hồ Chí Minh có trở lại sầm uất, phồn hoa như xưa hay không, là tùy thuộc vào ý thức của mỗi người dân, chứ không phải chỉ có nỗ lực của chính quyền”.

Có một TP. Hồ Chí Minh yên bình sau "bão" dịch. (Trong ảnh: 2 vợ chồng lớn tuổi ngồi ngắm hoàng hôn bên bờ kênh trên đường Hoàng Sa, quận Phú Nhuận)
Có một TP. Hồ Chí Minh yên bình sau "bão" dịch. (Trong ảnh: 2 vợ chồng lớn tuổi ngồi ngắm hoàng hôn bên bờ kênh trên đường Hoàng Sa, quận Phú Nhuận)

Thực tế, trái ngược với một số cá nhân thiếu ý thức, đồng quan điểm với anh Phúc, nhiều người dân Thành phố cho rằng, để trở lại được nhịp sống, nhịp sinh hoạt như trước kia, quả thực sẽ còn một chặn đường rất dài, rất khó khăn. Bản thân mỗi người phải trân trọng sức khỏe của mình và của người thân trong gia đình, trân trọng thành quả mà cả xã hội đã phải nỗ lực từng ngày để đạt được. Chấp nhận những đổi thay tích cực để sống tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, như những chia sẻ với báo chí bên lề Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV vào ngày 8/11của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh: "Thật ra, quan điểm sống thích ứng với dịch vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Băn khoăn về việc không an toàn là chính đáng. Để bảo đảm kiểm soát được dịch, thì phải mở từ từ. Chúng ta sẽ không có bình thường như ngày trước, mà sẽ là bình thường mới".

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.