Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục ngàn người tham dự Lễ hội Nguyên Tiêu 2023

Lê Vũ - Trần Linh - 21:56, 05/02/2023

Chiều tối ngày 5/2 (tức 15 tháng Giêng Âm lịch năm Quý Mão 2023) tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ hội diễn hành đường phố và biểu diễn Lân - Sư - Rồng, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách tham dự. Đây cũng chính là nội dung quan trọng và đặc sắc của Lễ hội Nguyên tiêu hàng năm.

Chân dung Bác Hồ kính yêu trang trọng dẫn đầu đoàn diễu hành nghệ thuật
Chân dung Bác Hồ kính yêu trang trọng dẫn đầu đoàn diễu hành nghệ thuật

Lễ hội Nguyên Tiêu là một hoạt động văn hóa đặc sắc được hình thành từ lâu và được cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết. Vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới.

Qua bao thăng trầm, Lễ hội Nguyên tiêu vẫn tổ chức hằng năm, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, tính nhân văn, tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào Việt - đồng bào Hoa với các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Nhân dân Thành phố. Với những giá trị đặc sắc, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ cuối năm 2019.

Các diễn viên hóa trang thành Thần tài, các vị tướng, binh lính, Tiên nữ, Bát Tiên, Phúc - Lộc - Thọ…
Các diễn viên hóa trang thành Thần tài, các vị tướng, binh lính, Tiên nữ, Bát Tiên, Phúc - Lộc - Thọ…

Theo đó, Lễ hội Nguyên Tiêu năm nay được diễn ra chính thức từ ngày 2 - 5/2 (tức 12 - 15 tháng Giêng). Phần chính của Lễ hội và được nhiều bà con trông đợi là buổi diễu hành nghệ thuật đường phố vào chiều tối ngày 5/2, quy tụ hơn 1.200 diễn viên tham gia nhằm tái hiện văn hóa cộng đồng người Hoa tại khu vực Chợ Lớn tổ chức. Đoàn diễu hành di chuyển từ đường Hải Thượng Lãn Ông qua Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa quận 5.

Tại Trung tâm Văn hóa quận 5 có các chương trình nghệ thuật tuồng cổ và nghệ tiếng Hoa hằng đêm; chương trình ẩm thực "Tuần lễ Dimsum" với hàng trăm món ăn đặc trưng của người Hoa hằng đêm.

Các đoàn Lân, Sư, Rồng diễu hành và biểu diễn liên tục trong nhiều giờ, qua các tuyến đường
Các đoàn Lân, Sư, Rồng diễu hành và biểu diễn liên tục trong nhiều giờ, qua các tuyến đường

Ngoài ra trong dịp Lễ hội Nguyên Tiêu năm nay, tại chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Chợ Lớn (của người Hoa nhóm ngôn ngữ Quảng Đông) sẽ mở cửa thường xuyên để đón du khách đến tham quan và thắp nhang. Tại đây cũng có tục cúng nhang vòng, dâng dầu đèn cầu an.

Tại Hội quán Nghĩa An - chùa Ông (còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán), vào Tết Nguyên tiêu, chùa chuẩn bị sẵn một số lượng lớn những quả quýt, bao lì xì, lồng đèn... để người dân đến mượn theo những quy ước bất thành văn: Nếu mượn 1 thì năm sau, đúng vào ngày này phải trả thành 2. Tục lệ này giống như tục xin lộc đầu năm của người Việt ở nhiều nơi trên đất nước ta. Người vay cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, làm ăn khấm khá. Ngoài ra, còn có tục chui qua bụng ngựa (nhất là trẻ em) với dụng ý loại bỏ những điều không tốt lành của trẻ nhỏ là thói hư tật xấu, cầu sức khỏe, hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, thông minh...

Chương trình nghệ thuật đường phố đã mang đến nhiều phấn khích cho người dân
Chương trình nghệ thuật đường phố đã mang đến nhiều phấn khích cho người dân

Năm nay Hội Quán Nghĩa An tổ lần đầu tiên tổ chức diễu hành với tên gọi "Quan Thánh Đế xuất du" vào ngày 2/2 (tức 12 tháng giêng). Đây cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa gốc Triều Châu.

Tại Quỳnh Phủ Hội Quán - Miếu bà Hải Nam, Hội quán Hải Nam, có các chương trình nghệ thuật đặc sắc do chính cộng đồng người Hải Nam biểu diễn.

Ngoài ra, tại Công viên Văn Lang cũng tổ chức đêm thơ vào tối 4/2/2023 (tức 14 tháng Giêng) với sự tham gia của hàng trăm diễn viên biểu diễn minh họa, giới thiệu những áng thơ bất hủ, cũng như những tác phẩm thơ mới của các tác giả đến từ các câu lạc bộ thơ ca trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.