Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt

PV - 09:21, 20/05/2019

Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt Nam đã chiếm ưu thế từ hệ thống các siêu thị đến chợ truyền thống. Không những vậy, Cuộc vận động cũng đã góp phần xây dựng nhiều thương hiệu Việt và khẳng định vị thế ở thị trường nước ngoài.

Người tiêu dùng được hưởng lợi

Tại phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được tổ chức tại thị trấn An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang), chị Đinh Thị Thu, xã Thanh Sơn, huyện Sơn Động cho biết: Nhiều năm trở lại đây, tôi thường xuyên lựa chọn các sản phẩm “Made in Việt Nam” đặc biệt là những hãng may mặc, da giày… Theo chị Thu, hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ngày càng được cải tiến về chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh. Được hưởng nhiều lợi ích như vậy, không có lý do gì mà người tiêu dùng Việt Nam không lựa chọn hàng Việt.

Các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân về thói quen sử dụng hàng Việt. Các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân về thói quen sử dụng hàng Việt.

Bắc Giang hiện là một trong số ít tỉnh, thành phố trên cả nước có Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) ở tất cả 10/10 huyện, thành phố. Nhiều huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo đến cấp xã. Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 20 điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn, phát triển 4 trung tâm thương mại, 5 siêu thị, 133 chợ truyền thống. Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang: Tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 60% ở chợ truyền thống và 70% ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Nhờ đó, người dân dễ dàng mua sắm các sản phẩm hàng Việt có chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tại Đăk Lăk, ngay trong những ngày đầu tháng 5, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn năm 2019 được tổ chức đã thu hút 25 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày và bán hàng. Với 61 gian hàng tiêu chuẩn, các mặt hàng chủ yếu được bày bán tại phiên chợ như: cà phê, ca cao, tinh bột nghệ, giống cây trồng, trà, nước mắm, quần áo, giày dép… từ các doanh nghiệp uy tín trong cả nước đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Sau 5 ngày tổ chức, phiên chợ đã thành công tốt đẹp, tạo cầu nối cho các thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng trên địa bàn huyện Krông Păk, qua đó đã đáp ứng được nhu cầu của người dân tiếp cận với các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng với giá cả phải chăng cũng như đã góp phần giúp họ hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm của hàng hóa trong nước.

Sự vào cuộc có trách nhiệm của các doanh nghiệp

Nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Hoa Lan-doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hóa mỹ phẩm và bao bì carton đặc biệt quan tâm đến bán hàng trong nước. Cùng với phương thức truyền thống, Công ty Hoa Lan còn đẩy mạnh truyền thông và bán hàng trên mạng xã hội. Nhờ đó, những năm gần đây, thị phần ở thị trường trong nước ngày càng tăng cao. “Nhờ Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Công ty chúng tôi đã có điều kiện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng biết đến và chọn mua”, bà Nguyễn Thị Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoa Lan cho hay.

Là một trong những doanh nghiệp đồng hành cùng Cuộc vận động từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần May M2 (Hà Nội) chia sẻ: Để có thể thay đổi tâm lý, tư duy của người tiêu dùng Việt, các doanh nghiệp bắt buộc phải đem đến những sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, bỏ tư tưởng sính ngoại, yêu và tin dùng hàng Việt. Hiện nay không chỉ chinh phục người Việt bằng uy tín, thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải tạo sự tin yêu cho người tiêu dùng bằng chính thái độ phục vụ.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Thời gian qua, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đi vào chiều sâu, tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Cuộc vận động tiếp tục góp phần vào việc nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt, giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, quản lý nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ủa người tiêu dùng.

Theo kế hoạch, Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngành Công Thương sẽ diễn ra vào ngày 21/5/2019 tại Hà Nội. Thông qua Hội nghị tổng kết để tiếp tục tạo sự lan tỏa, truyền tải rộng rãi thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.