Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc đạt tín nhiệm 'BB' với triển vọng ổn định

PV - 17:00, 19/01/2021

Fitch Ratings (một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới), Ngân hàng Thế giới (WB) và nhóm tư vấn Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) vừa công bố mức xếp hạng tín nhiệm cho Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) là Nhà phát hành công cụ nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) ở mức 'BB' với triển vọng ổn định.

Ban lãnh đạo EVNNPC nhận chứng nhận xếp hạng ở mức BB của Fitch Ratings dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng
Ban lãnh đạo EVNNPC nhận chứng nhận xếp hạng ở mức BB của Fitch Ratings dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng

Xếp hạng của EVNNPC được đánh giá trên cơ sở hồ sơ tín dụng hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị sở hữu 100% vốn của EVNNPC, phù hợp với tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con của Fitch.

Phương pháp tiếp cận đánh giá hợp nhất, được thực hiện bằng cách liên kết chặt chẽ hồ sơ tín dụng của EVNNPC, với hồ sơ tín dụng của công ty mẹ. Fitch đánh giá Hồ sơ tín dụng độc lập của EVNNPC ở mức 'BB', ngang với hồ sơ tín dụng của EVN và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (BB/ổn định). Xếp hạng của EVNNPC có liên quan đến công ty mẹ EVN.

Theo tiêu chuẩn PSL (đánh giá mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con), EVN và EVNNPC có quan hệ chặt chẽ, do EVN sở hữu toàn bộ EVNNPC và có ảnh hưởng bao trùm đến hồ sơ tài chính và kế hoạch lợi nhuận của EVNNPC.

Tại lễ công bố đánh giá tín nhiệm, bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết, việc xếp hạng tín nhiệm này, có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và công tác sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, cũng như bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam.

“Đạt được các danh hiệu trong nước là việc hết sức vinh dự. Tuy nhiên, đứng về góc độ hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả đánh giá được bảo chứng bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế có một ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đó là những đánh giá khách quan của đơn vị quốc tế, dựa trên các chuẩn mực quốc tế, các tiêu chuẩn đặc thù của ngành nghề”, Tổng Giám đốc EVNNPC nhấn mạnh.

Lãnh đạo EVNNPC chia sẻ, nếu như không có những kết quả đánh giá tín nhiệm như thế này, những nhà đầu tư quốc tế sẽ rất ngại ngần khi tiếp cận với những đợt huy động vốn của doanh nghiệp, khi đề xuất với doanh nghiệp các chương trình cho vay ưu đãi.

Với doanh nghiệp quy mô lớn như EVNNPC, mỗi năm nhu cầu đầu tư thuần khoảng trên dưới 500 triệu đô la Mỹ, trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn trong nước không phải lúc nào cũng đáp ứng được.

Để hoàn thành được nhiệm vụ huy động vốn nhanh chóng, huy động được các nguồn vốn có mức lãi suất ưu đãi và thời hạn vay đặc biệt, việc thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài là một trong những ưu tiên của lãnh đao Tổng Công ty.

Lãnh đạo EVNNPC bày tỏ vui mừng khi xếp hạng tín nhiệm của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, đã đạt được kết quả ngang bằng, với xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam và công ty mẹ EVN. Điều này chứng tỏ các chuẩn mực quản trị, các tiêu chuẩn trong công tác quản lý của Tập đoàn và Tổng Công ty đã tiệm cận trình độ của các nước trong khu vực.

Trong tương lai, với mức xếp hạng tín nhiệm này, Tổng Công ty chắc chắn sẽ hoàn thành một trong những nhiệm vụ quan trọng, là thu xếp đủ vốn đầu tư phục vụ cho công tác phát triển.

Đại diện EVNNPC cũng cho biết, Tổng Công ty đã xây dựng kế hoạch vốn trong trung hạn và dài hạn. Trong kế hoạch này, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngân sách đã trở nên hạn chế, nguồn vốn ODA hiện tại không còn mang tính chất ưu đãi và không còn nhiều tổ chức cung cấp nguồn vốn này nữa. Vì vậy, trong trung hạn và dài hạn EVNNPC phải cơ cấu kế hoạch vốn bao gồm cả vốn trái phiếu phát hành quốc tế. Dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm này, EVNNPC tin tưởng kế hoạch đó sẽ thành công.

“Trước mắt, trong vòng 2 năm tới, chúng tôi hoàn toàn có thể tự cân đối được từ nguồn vốn chủ sở hữu cũng như nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, chúng tôi sẽ phải huy động mỗi năm khoảng 10-15% nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế”, Tổng Giám đốc EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh cho biết.

Nhân tố đánh giá tín nhiệm chính đối với EVNNPC gồm: liên kết chặt chẽ với Công ty mẹ; vị thế vững chắc trên thị trường hỗ trợ Hồ sơ tín nhiệm độc lập (SCP); tác động không đáng kể của đại dịch Coronavirus;đối tác đa dạng, rủi ro phải thu thấp; mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước của EVN; thanh khoản và hệ số tín nhiệm liên quan khác.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.