Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm dự cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

PV - 23:23, 16/11/2024

Chương trình cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng nhằm ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc với những cống hiến, những hy sinh của các thế hệ đi trước để có được hòa bình, độc lập, hạnh phúc và phồn vinh của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu tại điểm cầu Cà Mau - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu tại điểm cầu Cà Mau - Ảnh: TTXVN

Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, đánh dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử, góp phần cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện Chương trình cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng. Cầu truyền hình nhằm ghi nhớ về những dấu son lịch sử của dân tộc với những cống hiến, những hy sinh của các thế hệ đi trước để có được hòa bình, độc lập, hạnh phúc và phồn vinh của đất nước. Đồng thời, nêu bật ý nghĩa của sự kiện tập kết ra Bắc, đánh dấu một cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử góp phần cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.


Tổng Bí thư Tô Lâm với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự chương trình tại điểm cầu Cà Mau - Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự chương trình tại điểm cầu Cà Mau - Ảnh: TTXVN

Cầu truyền hình diễn ra tại 3 điểm cầu là: Tượng đài "Chuyến tàu tập kết ra Bắc" (Cà Mau); Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" (Thanh Hóa) và Nhà hát lớn Thành phố Hải Phòng. Đặc biệt, hai điểm cầu ở Cà Mau và Hải Phòng là những nơi đã chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng này.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng các đại biểu tham dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng các đại biểu tham dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng - Ảnh: VGP/Đình Hảo

Tham dự Chương trình tại điểm cầu Cà Mau có Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến…

Dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng ở Quảng trường Nhà hát thành phố có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng - Ảnh: VGP/Đình Hải

Tại điểm cầu Thanh Hóa có Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Cà Mau, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa; các nhân chứng lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc và đông đảo các tầng lớp Nhân dân ở các địa phương cùng tham dự Chương trình tại các điểm cầu.

Cách đây tròn 70 năm, sau khi Hiệp định Genève được ký kết (năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã quyết định đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc nhằm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ để vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.

Chương trình nghệ thuật tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Đình Hải
Chương trình nghệ thuật tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Đình Hải

Quyết định đưa cán bộ, chiến sĩ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng xây dựng miền Bắc, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước; thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định tình đoàn kết Nam - Bắc một nhà, dân tộc Việt Nam là một.

Những màn trình diễn nghệ thuật là một phần quan trọng trong Chương trình, là sợi dây kết nối tiếp thêm những mạch nguồn cảm xúc cho khán giả sau mỗi câu chuyện - Ảnh: VGP/Đình Hải
Những màn trình diễn nghệ thuật là một phần quan trọng trong Chương trình, là sợi dây kết nối tiếp thêm những mạch nguồn cảm xúc cho khán giả sau mỗi câu chuyện - Ảnh: VGP/Đình Hải

Cầu truyền hình với 3 chương nội dung gồm: "Khát vọng thống nhất", "Một dải sắt son" và "Rạng danh Việt Nam" đã đưa khán giả gặp gỡ rất nhiều con người đã sống và trải qua giai đoạn lịch sử đó của đất nước. Đặc biệt, những màn trình diễn nghệ thuật là một phần quan trọng trong Chương trình, là sợi dây kết nối tiếp thêm những mạch nguồn cảm xúc cho khán giả sau mỗi câu chuyện.

Chương trình đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả, như lời tri ân của thế hệ sau đến thế hệ trước và cũng là một lời nhắc nhở bản thân mỗi cá nhân nỗ lực hơn để cống hiến cho quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.


Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...