Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

PV - 16:14, 19/09/2020

Đại hội của Đảng bộ Hà Nội cần nhận thức sâu sắc và nỗ lực phát triển xứng đáng là thành phố có vị trí, vai trò đầu não đặc biệt quan trọng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc.

Sáng nay (19/9) tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tập thể Bộ Chính trị có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án nhân sự cấp uỷ trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Đại hội của Đảng bộ Hà Nội cần nhận thức sâu sắc và nỗ lực phát triển xứng đáng là thành phố có vị trí, vai trò đầu não đặc biệt quan trọng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị. 

Tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã báo cáo dự thảo văn kiện và công tác nhân sự trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII. Công tác chuẩn bị dự thảo văn kiện và phương án nhân sự đã được thực hiện chu đáo, nghiêm túc, công phu, khoa học. Nội dung các văn kiện cơ bản bám sát những tư tưởng, quan điểm lớn nêu trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng và sát với thực tiễn thành phố.

Bộ Chính trị đánh giá cao trong quá trình chuẩn bị Thành ủy đã chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết 8 chương trình công tác lớn của thành Thành ủy khóa XVI, tranh thủ ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ý kiến của nhiều bộ,ban ngành và ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân; thể hiện tinh thần cầu thị, dân chủ trong Đảng, trong nhân dân.

Trong nhiệm kỳ qua, đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô đã có nhiều cách làm sáng tạo và quyết liệt; thành phố đã hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI; GRDP bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước; diện mạo thủ đô có nhiều thay đổi tích cực, hạ tầng kỹ thuật, xã hội được quan tâm đầu tư; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, triển khai nhiều biện pháp tốt dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội…

Bộ Chính trị cũng cơ bản nhất trí với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 tập trung vào 14 vấn đề; đồng thời chỉ ra những tồn tại cần tập trung khắc phục như tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa tạo được đột phá, chất lượng quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, an toàn giao thông, xử lý ô nhiễm môi trường…vẫn còn hạn chế, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng nhất là ở cơ sở còn thấp, cá biệt còn để xảy ra những vụ việc 1 số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc


Kết luận buổi làm việc, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao các dự thảo văn kiện và đề án nhân sự đã được Thành ủy Hà Nội chuẩn bị công phu, nghiêm túc, cơ bản nhất trí đủ điều kiện để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn nữa về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, để khơi dậy lòng tự hào, tự tin của Hà Nội. Đây chính là nguồn sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để phát triển tầm vóc Thủ đô trong thời gian tới.

“ Đây là vị trí đặc biệt quan trọng vì Hà Nội là thủ đô của cả nước, Thủ đô chỉ có 1 mà hơn nữa là thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Hà Nội có bề dày lịch sử truyền thống, tiêu biểu cho truyền thống văn hiến và anh hùng, hòa bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam. Chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế và phát triển như bây giờ cả trong quan hệ quốc tế, quy mô mở rộng phát triển, có trung ương đóng tại đây, nhiều thuận lợi và thời cơ…phải thấm nhuần điều đó để khơi dậy niềm tự hào, tự trọng, lòng tin để từ đó có trách nhiệm”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Từ vị trí, vai trò của Hà Nội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị, Hà Nội phải đi đầu, yêu cầu đặt ra phải cao hơn, phải mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện. Nói tới Hà Nội phải nói toàn diện từ kinh tế, văn hóa văn minh thanh lịch, đặc biệt là trung tâm Thủ đô của cả nước thì vấn đề xây dựng con người, nếp sống văn hóa xây dựng Thủ đô, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt phát triển kinh tế cũng phải có văn hóa.

“Nói đến Hà Nội phải là trung tâm kinh tế lớn nhưng cái lớn hơn phải là trung trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa, nơi tiêu biểu về văn hóa Việt Nam. Hà Nội cùng với xây dựng văn hóa thì phát triển kinh tế cũng phải có văn hóa có quy hoạch, chứ không thể để lộn xộn, tự do. Hà Nội văn hiến thì phải quy hoạch thiết kế, xây dựng phải nền nếp, văn minh, đã làm là phải dứt điểm, không được trì trệ như sông Tô Lịch hay công trình số 8 Lê Trực là ví dụ, 4-5 năm nay tại sao lại vẫn không xử lý xong”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói thêm.

Các đồng chí trong Bộ Chính trị chụp ảnh chung với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Các đồng chí trong Bộ Chính trị chụp ảnh chung với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý bên cạnh việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo vệ môi trường thì cần đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thủ đô; Đặc biệt là địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia, phải bảo đảm tuyệt đối an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn; triển khai mô hình chính quyền đô thị…Gắn với đó phải gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; lựa chọn đúng và trúng cán bộ có tâm và có tầm, tiếp tục xây dựng nội bộ đoàn kết, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống, tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệt, chống lãng phí…

“ Lãnh đạo phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng, nhạy bén, chủ trương đúng, hành động quyết liệt, kiểm tra thường xuyên, xử lý cho nghiêm và tuyệt đối không được tự mãn", Tổng bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu".

Tổng bí thư nhấn mạnh, để làm được những điều đó cần sự chung tay với phương châm Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội, cùng với sự phối hợp với các địa phương, các cơ quan trung ương cũng phải tạo điều kiện tốt nhất, tránh gây khó khăn cho sự phát triển của Thủ đô, bộ mặt của Quốc gia”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu.

Hoan nghênh dự thảo văn kiện và đề án nhân sự được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Thành ủy Hà Nội tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.