Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chọn những ĐBQH xứng đáng với nhiệm vụ trong thời kỳ mới

PV - 10:23, 21/01/2021

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: Chọn những người xứng đáng để bầu ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp thực sự xứng đáng, đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, phẩm chất, năng lực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Bộ Chính trị chủ trì sáng nay (21/1), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng với sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là hoạt động chính trị quan trọng, đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

"Đây là cơ hội để chúng ta thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc lựa chọn bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thực sự có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp. Sau Đại hội Đảng, chúng ta tổ chức cuộc bầu cử này, tôi thấy rất có ý nghĩa, rất đồng bộ, nhịp nhàng. Chúng ta thấy đây là hoạt động của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của của cuộc bầu cử lần này, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2021.

Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 45 ngày 20/6/2020, trong đó yêu cầu cả hệ thống chính trị phải đoàn kết thống nhất, tăng cường phối hợp, tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử. Chỉ thị cũng yêu cầu bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.

Tiếp đó, Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ngành, các cấp và các địa phương đã khẩn trương ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định kế hoạch hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác bầu cử theo đúng yêu cầu, quy định và tiến độ đã đề ra.

"Như vậy, chúng ta chuẩn bị cuộc bầu cử quan trọng này có thể đồng thời với việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đảng các cấp. Hôm nay, trong không khí phấn khởi đón chào năm 2021, và chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị toàn quốc nhằm quán triệt và triển khai thi hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước, kế hoạch triển khai các thông báo, hướng dẫn về công tác bầu cử", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đến dự Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đến dự Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Thực sự dân chủ, đoàn kết

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu tài liệu, thảo luận sôi nổi tích cực, tham gia đóng góp nhiều ý kiến góp phần vào thành công của hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, ngay sau hội nghị này, cấp uỷ, tổ chức Đảng, các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tất tốt phương hướng, nhiệm vụ để cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao nhất và thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.

"Chúng ta cần chú trọng quán triệt thật tốt quan điểm tư tưởng, chỉ đạo và những chủ trương chính sách lớn mà Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII đã đề ra về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó có Quốc hội và HĐND các cấp trong sạch vững mạnh, nhất là trong công việc", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý.

Trong công tác cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến việc chọn những người thực sự xứng đáng, đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ để bầu làm ĐBQH, HĐND các cấp, góp phần tích cực vào thực hiện nghị quyết Đại hội của Đảng.

Trong đó, có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, cũng là kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và tầm nhìn đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

"Nói như thế để càng thấy rõ ý nghĩa rất quan trọng của cuộc bầu cử lần này. Chúng ta phải tổ chức và chuẩn bị tiến hành làm sao thực sự dân chủ, đoàn kết, và chọn ra được những đại biểu xứng đáng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Các đoàn thể, mặt trận, tất cả chúng ta, cả hệ thống chính trị phải là rường cột để lãnh đạo đất nước, xây dựng tổ quốc của chúng ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ đã nói", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.