Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Minh Nhật - 18:28, 24/12/2024

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra Chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo Nhân dân và du khách.

Các tình nguyện viên trình diễn cổ phục tại chương trình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Các tình nguyện viên trình diễn cổ phục tại Chương trình. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN

Chương trình diễn ra tại không gian của Đền Vua Đinh Tiên Hoàng và Đền Vua Lê Đại Hành với các hoạt động như diễu hành cổ phục, giao lưu, chụp ảnh cùng khách du lịch... Tham gia Chương trình, mỗi tình nguyện viên sẽ được khoác lên mình những bộ trang phục thời Đinh Tiền Lê như: Trang phục của Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành; Thái hậu Dương Vân Nga, binh lính, nô tỳ...

Theo bà Trịnh Thị Lý - Ban Tổ chức Dự án Hoa Lư Legacy, cổ phục Việt Namdi sản quý, chứa đựng hồn cốt của dân tộc từ ngàn đời cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Chương trình nhằm giới thiệu những giá trị truyền thống đến với đông đảo quần chúng, đặc biệt là giúp các bạn trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" là cách thể hiện tình yêu, niềm tự hào về trang phục Việt và hồn cốt Việt, sự tôn vinh, giới thiệu, trình diễn nét đẹp cổ phục Việt Nam.

Đây là dịp chia sẻ tình yêu từ các cá nhân, nhóm nghiên cứu - sưu tầm - ứng dụng cổ phục tại Ninh Bình góp phần đưa Việt phục đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước. Chúng tôi rất vui vì khi phát động Chương trình đã có đông đảo bạn trẻ hưởng ứng; Chương trình thu hút các nhiếp ảnh gia tại tỉnh và Nam Định tham gia chụp hình quảng bá cho nét đẹp cổ phục Việt.

Đây là động lực để Ban Tổ chức tiếp tục nghiên cứu và tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc. Qua đó giới thiệu và chia sẻ thành quả nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác, tạo ra môi trường giao lưu năng động cho người làm sáng tạo phát huy các giá trị gốc của dân tộc, làm nền tảng bồi đắp tinh thần thiết kế - sáng tạo đậm đà bản sắc Việt.

Em Nguyễn Thị Mai - tình nguyện viên Chương trình, chia sẻ, trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn, bản sắc của từng thời kỳ lịch sử. Dù trải qua nhiều thăng trầm của dòng chảy lịch sử, giao lưu tiếp biến với nhiều nền văn hóa khác nhau trước bối cảnh hội nhập song trang phục truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt. Thông qua Chương trình, em biết được thêm nhiều kiến thức về trang phục truyền thống của Việt Nam và thêm yêu lịch sử của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).