Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên khai mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5

BĐT - 16:05, 07/09/2021

Nhân dịp Khai mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có thông điệp gửi tới Hội nghị, trong đó đánh giá cao nỗ lực, ý chí mạnh mẽ của Quốc hội Áo tổ chức Hội nghị lần này để những người đại diện cho nhân dân, được gặp gỡ trực tiếp thể hiện tinh thần đoàn kết đa phương, chung tay hành động chiến thắng đại dịch COVID-19, gìn giữ nền hòa bình, phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Thưa Ngài Chủ tịch Hội đồng quốc gia Áo,

Thưa Ngài Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới,

Thưa toàn thể Hội nghị, 

Thay mặt Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ngài Chủ tịch Hội đồng quốc gia Áo, Chủ tịch IPU về lời mời tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 tại thủ đô Vienna tươi đẹp. Tôi cũng xin gửi lời chào thân ái từ Việt Nam tới toàn thể quý vị đại biểu.

Trong bối ảnh u ám, đầy lo lắng trên toàn cầu về đại dịch COVID-19, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực tuyệt vời, ý chí mạnh mẽ của Quốc hội Áo tổ chức Hội nghị lần này, để các nghị sĩ chúng ta, những người đại diện cho nhân dân, được gặp gỡ trực tiếp thể hiện tinh thần đoàn kết đa phương, chung tay hành động chiến thắng đại dịch COVID-19, gìn giữ nền hòa bình, phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.

Thưa quý vị,

Cùng với nhiều cơ hội mới mở ra, thế giới hiện nay đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng về các cuộc xung đột kéo dài, nạn khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, nhất là sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch COVID-19,… Đó là những thách thức mà không một quốc gia, hay riêng một cường quốc nào có thể giải quyết, mà phải là sự hợp tác đa phương, chung tay của các quốc gia. Những người dân mà chúng ta là đại diện đang thúc giục chúng ta vượt qua các khác biệt, chung tay hành động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Trên tinh thần đó, các Nghị viện chúng ta cần thể hiện vai trò dẫn dắt và đồng hành với các Chính phủ, thúc đẩy hợp tác đa phương, kết nối gia tăng nguồn lực, phát huy sự nỗ lực, sức sáng tạo của mỗi người dân, doanh nghiệp để vượt qua đại dịch COVID-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, gìn giữ môi trường hòa bình, phục hồi và phát triển kinh tế bền vững. Chúng tôi đánh giá cao vai trò quan trọng của Liên minh nghị viện thế giới (IPU) trong việc kêu gọi các nghị viện trên toàn thế giới tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế.

Là Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA-41) năm 2020 và tại Đại hội đồng AIPA-42, Quốc hội Việt Nam đã cùng các thành viên AIPA đoàn kết, ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN tập trung kiểm soát dịch COVID-19 với nhiều biện pháp thiết thực vì người dân, doanh nghiệp. Quốc hội Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết đặc biệt để Chính phủ chủ động kiểm soát dịch COVID-19.

Từ thực tiễn Việt Nam, Tôi xin có một số chia sẻ:

Thứ nhất, người dân phải là trung tâm cho mọi nỗ lực và chính sách quốc gia. Hòa bình và phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi người dân được đảm bảo cơ bản các điều kiện sống an toàn và hạnh phúc, ấm no.

Thứ hai, thực hiện công bằng vắc-xin cho mọi người; củng cố hệ thống y tế tự cường; hợp tác sản xuất vắc-xin; chuyển đổi số quốc gia phải gắn với nâng cao kĩ năng số cho người lao động; tạo thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hàng hoá và dịch vụ; mở cửa cho việc đi lại qua biên giới nhưng bảo đảm an toàn y tế.

Thứ ba, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương hiệu quả là cơ sở cho kết nối hài hòa giữa chủ nghĩa đa phương ở cấp độ toàn cầu với thực tiễn của khu vực và quốc gia vì hòa bình, phát triển bền vững.

Là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an 2020-2021, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và Hội đồng bảo an LHQ về các vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển khu vực.

Xin trân trọng cám ơn./.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.