Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tọa đàm về bài trừ biến tướng của hủ tục “bắt vợ”

Hiếu Anh - 16:19, 23/04/2022

Ngày 22/4 tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các cơ quan có liên quan tổ chức Tọa đàm Việc thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ biến tướng của hủ tục “bắt vợ” ở một bộ phận đồng bào DTTS”.

 Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng 30 đại biểu là các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý về công tác văn hóa, dân tộc.

Thông qua buổi Tọa đàm, các đại biểu cơ bản thống nhất một số vấn đề, như “kéo vợ” theo đúng truyền thống là một phong tục đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp và nhân văn. Hiện nay, tại các địa phương, tập tục "kéo vợ" đã không còn phổ biến. Đồng bào DTTS cơ bản tuân thủ quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình.

Các vị chủ trì buổi Tọa đàm
Các vị chủ trì buổi Tọa đàm

Thời gian qua, các địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, triển khai nhiều giải pháp để xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ các tập tục lạc hậu, trong đó có biến tướng của tục “kéo vợ”. Hiện nay, vùng DTTS vẫn tồn tại ở một số hình thức hủ tục trong hôn nhân như tảo hôn; cưỡng ép hôn nhân; buôn bán người...

Nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng này chưa thể xóa bỏ hoàn toàn là do: Nhận thức của một bộ người dân chưa đầy đủ về phong tục, tập quán “kéo vợ”; xu hướng kết hôn sớm ở một số dân tộc còn khá phổ biến; có tình trạng nể nang trong công tác quản lý ở địa phương…

Để giải quyết vấn đề này, các đại biểu đề nghị một số giải pháp trọng tâm như, tuyên truyền sâu, rộng, hiệu quả về Luật Hôn nhân và gia đình cho đồng bào các DTTS; vận động không kết hôn khi chưa đủ tuổi, kết hôn cận huyết thống. Ngoài ra, các địa phương cần vận động để đồng bào hiểu đúng và đầy đủ về các giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa của tập tục “kéo vợ”; cũng như các mặt trái không phù hợp thuần phong, mỹ tục, các hành vi biến tướng tục “kéo vợ”.

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm
Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm

Ngoài ra, các cấp ngành cần nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, công tác giáo dục trong nhà trường về hôn nhân và gia đình.

Thời gian tới, chúng ta cũng cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật về hôn nhân, gia đình. Thực hiện hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ các biến tướng của tục “bắt vợ”. Ban hành chế tài xử phạt đủ mạnh để hạn chế tình trạng vi phạm nếp sống văn minh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, đảng viên để gia đình, người thân vi phạm. Xác định trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị để xảy ra tình trạng “kéo vợ”.

Đồng thời, các cấp ngành cần triển khai tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.