Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình trạng vượt biên trái phép ở Tây Nguyên vẫn chưa có hồi kết: Cảnh giác với “giấc mơ thiên đường” (Bài 2)

Ngọc Thu - Lê Hường - 19:37, 19/05/2023

Các vụ việc vượt biên trái phép đều có bàn tay của môi giới, hoạt động có đường dây với nhiều chiêu thức, chiêu trò, chúng dùng những lời hứa hẹn ngon ngọt, vẽ ra thiên đường nơi miền đất hứa. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện không mới, nhưng đánh trúng tâm lý nên nhiều người vẫn dính “bẫy”.

Một buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh ngăn chặn hoạt động vượt biên trái phép của Công an huyện Đak Đoa, Gia Lai.
Một buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh ngăn chặn hoạt động vượt biên trái phép của Công an huyện Đak Đoa, Gia Lai

Triệt phá nhiều đường dây tội phạm

Tháng 2/2023, Công an tỉnh Gia Lai đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 5 nhóm, 19 người DTTS trú tại 2 xã Ia Hla, xã Ia Le (huyện Chư Pưh) và xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa) vượt biên trái phép và đã hỗ trợ người dân trở về địa phương. Đó đều là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo vượt biên sang Campuchia, Thái Lan để chiếm đoạt tài sản.

Công an tỉnh Gia Lai đã xác định đối tượng cầm đầu trong vụ lừa đảo người DTTS vượt biên lần này là Siu H’Bẽo (SN 1999), trú xã Chư Don, huyện Chư Pưh. Siu H’Bẽo đã móc nối với anh trai là Siu Cheo (hiện đang trốn ở Thái Lan) và một số đối tượng khác sử dụng mạng xã hội kết nối với một số người DTTS lừa phỉnh vượt biên để sống cuộc đời giàu sang.

Với thủ đoạn như vậy, Siu H’Bẽo đã dụ dỗ, lừa đảo nhiều người dân ở huyện Chư Pưh và Krông Pa vượt biên trái phép sang Thái Lan, Campuchia để chiếm đoạt tài sản.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng Siu H’Bẽo khai rằng: Số tài khoản mà các nạn nhân chuyển tiền vào là của đối tượng. Tuy nhiên, tháng 9/2022, Siu H’Bẽo đã cho anh trai mình là Siu Cheo sử dụng SmartBanking để nhận và chuyển tiền với các đối tượng liên quan đến việc tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài.

Cùng trong tháng 2/2023, Công an tỉnh Gia Lai đã triệt phá đường dây đưa người vượt biên trái phép, bắt giữ 5 đối tượng liên quan để tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của từng đối tượng, củng cố hồ sơ khởi tố các đối tượng về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Cảnh giác với “giấc mơ thiên đường”

Hầu hết các nạn nhân bị dụ dỗ vượt biên đều là những gia đình trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, nhận thức còn hạn chế nên dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ vượt biên tìm miền đất hứa. Sau khi tìm được “con mồi”, các đối tượng móc nối, phân việc để đưa người vượt biên.

Đối tượng Siu H’Bẽo.
Đối tượng Siu H’Bẽo.

Là nạn nhân của đường dây dụ dỗ vượt biên trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Siu H’Bẽo, anh Siu Phương (SN 1992) ở xã Ia Hla, huyện Chư Pưh bán hết gia sản, theo lời dụ dỗ để vượt biên. Rất may, anh đã được lực lượng chức năng phát hiện, hỗ trợ gia đình anh trở về địa phương. “Điều tôi mong muốn nhất giờ đây là lấy lại được tiền để chuộc đất làm ăn, sớm ổn định cuộc sống gia đình”, anh Siu Phương chia sẻ.

Cũng vì tin lời dụ ngọt của Siu H’Bẽo, gia đình chị Siu Puh (SN 1977) ở làng Kênh, xã Ia Le, huyện Chư Pưh đã bán 40 con dê và vay mượn 80 triệu đồng chuyển cho các đối tượng làm chi phí dẫn đường vượt biên. Chị Siu Puh xúc động nói: “Cuộc sống gia đình khó khăn, thấy họ nói sang Thái Lan làm việc lương cao, tôi muốn đưa hai con gái theo họ vượt biên mong có cuộc sống tốt hơn. Bây giờ sự việc như thế này, toàn bộ gia sản mất hết rồi, cuộc sống gia đình không biết phải xoay sở ra sao”.

Theo Công an tỉnh Gia Lai, các đối tượng có 2 phương thức tổ chức đưa người đồng bào DTTS vượt biên. Hoặc là đi du lịch sang Thái Lan bằng đường hàng không, sau đó được các đối tượng ở Thái Lan hướng dẫn trốn ở lại; tổ chức vượt biên bằng đường bộ, các đối tượng hướng dẫn đi xe khách từ tỉnh Gia Lai xuống bến xe miền Tây (TP. Hồ Chí Minh), sau đó được các đối tượng sử dụng xe ô tô chở xuống huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), tiếp tục di chuyển bằng xe mô tô đến biên giới và đi bộ theo các đường tiểu ngạch hoặc vượt sông bằng xuồng máy đến Campuchia rồi qua Thái Lan.

Thủ đoạn đưa người vượt biên của các đối tượng cũng rất tinh vi. Chúng phân công nhau chở từng nhóm người vượt biên bằng ô tô và xe máy để tránh bị phát hiện. Khi đến khu vực biên giới, chúng hướng dẫn những người vượt biên đi bộ bằng đường tiểu ngạch, hoặc đi xuồng qua Campuchia.

Thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng của tỉnh Gia Lai đã tăng cường xuống cơ sở bám làng, tuyên truyền, vận động để người dân nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng, từ đó không tin, không nghe kẻ xấu lôi kéo, kích động vượt biên. Đồng thời, hỗ trợ những người lầm lỗi trở về quê hương.

Các vụ việc dụ dỗ đồng bào DTTS vượt biên trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa qua thêm một lời cảnh báo đến người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS cần nêu cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn lừa phỉnh của các đối tượng xấu để tránh bị lừa, gây thiệt hại về kinh tế và hệ lụy liên quan đến pháp luật.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.