Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình trạng đau mỏi cơ kéo dài sau mắc Covid-19 bạn nên biết

T.Hợp - 10:51, 18/10/2021

Đau mỏi cơ kéo dài sau mắc Covid-19 là một tình trạng chiếm khoảng 20-30% các triệu chứng dai dẳng sau Covid-19. Đau cơ ở bệnh nhân Covid-19 có thể kéo dài hơn so với các trường hợp nhiễm virus khác và có thể đáp ứng kém với thuốc giảm đau thông thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân và cơ chế của tình trạng này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, hiện tại có 3 giả thuyết được đặt ra: 

Thứ nhất, do mô cơ bị tổn thương do sự tấn công trực tiếp của virus.

Thứ hai, thông qua phản ứng viêm dẫn đến tình trạng tăng nồng độ lactate máu, giảm pH nội bào và lượng oxy thấp dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ giống với tình trạng mỏi cơ sau khi vận động quá sức. Ngoài ra hiện tượng tăng đông, viêm mạch máu trong và chung quanh dây thần kinh và cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu đến nuôi dưỡng cơ.

Thứ ba, tác dụng phụ của thuốc điều trị của một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ đau cơ, thí dụ như các thuốc kháng virus (Ribavirin) và corticosteroid (Dexamethasone)...

Điều trị đau mỏi cơ kéo dài sau Covid-19 cần loại trừ các yếu tố gây nên tình trạng này, do đó mục tiêu là giảm mức lactate trong máu, tăng sự vận chuyển oxy đến các mô... và thuốc giảm đau có thể không hiệu quả.

Người bệnh nên vận động, tập thở nhẹ nhàng giúp tuần hoàn được lưu thông, tăng cường trao đổi khí, cung cấp oxy cho mô đồng thời đẩy nhanh quá trình đào thải lactate dư thừa trong máu./.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.