Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tỉnh Lào Cai cần trên 131 nghìn tỷ đồng để phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng

Trọng Bảo - 11:41, 13/04/2023

Đây là con số được đưa ra tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tập trung giải ngân vốn đầu tư công, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức ngày 13/4.

Hội nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực dây dựng góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Hội nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực dây dựng góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, nhu cầu vốn để phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng của tỉnh Lào Cai đến năm 2025 là trên 131 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước chiếm 83%. Chính vì vậy, công tác thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã huy động được gần 18.500 tỷ đồng; trong đó, vốn ngoài ngân sách đạt 7.200 tỷ.

Tuy nhiên, hiện nay với những khó khăn khách quan và chủ quan đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút vốn đầu tư cũng như hoạt động của các doanh nghiệp. Cụ thể, từ khi đại dịch Covid-19 sảy ra, nhiều chuỗi cung cung ứng và nhu cầu xây dựng bị đứt gãy, gián đoạn; thị trường bất động sản trầm lắng… gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay, tỉnh Lào Cai có trên 6.600 doanh nghiệp; tuy nhiên, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực hạn chế nên rất khó tiếp cận hoặc trúng thầu các dự án lớn. Bên cạnh đó, do thiếu vốn, thiếu việc làm nên số doanh nghiệp hoạt động so với giấy phép kinh doanh được cấp chỉ đạt trên 50%.

Trước những khó khăn này, các doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lào Cai tiếp tục công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; có cơ chế điều chỉnh giá thuê đất vì thực tế hiện nay giá thêu đất ở Lào Cai đang cao hơn so với một số địa phương trong cả nước. Một số nguyên vật liệu như cát, đá xây dựng… giá tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công các công trình, tỉnh Lào Cai cần sớm có điều chỉnh trong báo giá nguyên vật liệu phù hợp với giá cả hiện hành. Cùng với đó, các doanh nghiệp mong muốn ngành ngân hàng sớm có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giảm lãi vay cho doanh nghiệp theo quyết định giảm lãi suất điều hành năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước…

Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang gặp khó khăn do yếu tố khách quan và chủ quan
Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang gặp khó khăn do yếu tố khách quan và chủ quan

Với phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển”, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiêp, đất đai, đầu tư, xây dựng…

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục cụ thể hóa việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quy hoạch bảo đảm chất lượng, có chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm; đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tái định cư tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.