Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình đoàn kết và những căn nhà kiên cố ở Sín Pao Chải

PV - 10:55, 28/05/2018

Từ một mô hình tự phát, đến nay, mô hình tổ, nhóm giúp nhau xây nhà trên địa bàn thôn Sín Pao Chải, thuộc xã Thanh Bình, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã trở thành kiểu mẫu trong việc chung tay xây dựng thôn bản khang trang, sạch đẹp, tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

Có lẽ trong mơ, anh Lý Chẩn Phà ở thôn Sín Pao Chải, xã Thanh Bình (huyện Mường Khương) cũng không bao giờ dám nghĩ, có ngày gia đình mình sẽ được ở trong ngôi nhà xây hai tầng khang trang, kiên cố. Vậy mà giờ đây, giấc mơ đó đã thành hiện thực khi mà cách đây hai tháng vợ chồng, con cái anh Phà đã chuyển vào ngôi nhà xây hai tầng, trị giá hơn 500 triệu đồng. Anh Phà cho biết: Lúc quyết định làm nhà gia đình anh chỉ có gần 200 triệu đồng, nhờ sự động viên, giúp công, giúp của từ bà con hàng xóm nên việc xây dựng nhà của anh rất thuận lợi.

Từ phong trào giúp nhau xây nhà đến thời điểm này cả thôn Sín Pao Chải đã không còn nhà tạm. Từ phong trào giúp nhau xây nhà đến thời điểm này cả thôn Sín Pao Chải đã không còn nhà tạm.

 

“Ban đầu gia đình cũng chỉ định xây nhà cấp bốn thôi, nhưng hàng xóm bảo mất công làm thì cứ làm nhà hai tầng, thiếu gì thì bà con lo giúp. Do đó nhà mình khi hoàn thành có nhờ 5 hộ gia đình trong thôn giúp; hộ thì giúp 10 tấn xi măng, hộ thì giúp mua sắt, mua gạch...

Ngoài ra, bà con trong thôn còn giúp đổ mái nhà, tính ra mỗi hộ cũng ủng hộ gia đình 2 ngày công lao động giúp mình tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tiền công. Bây giờ có nhà xây rồi mỗi khi mưa gió không còn lo gì nữa”, anh Phà tâm sự.

Mô hình tổ nhóm giúp nhau xây nhà ở thôn Sín Pao Chải gồm từ 5-7 người ở mỗi hộ tham gia. Tất cả đều có sức khỏe, kinh nghiệm trong xây dựng, nhờ học ở các lớp đào tạo nghề nông thôn, học từ những người đi trước. Tính đến nay, cả thôn đã có hàng chục ngôi nhà được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Anh Giàng Mạnh Xà, một trong những hộ tham gia rất nhiệt tình phong trào tổ, nhóm giúp nhau làm nhà cho biết: Các hộ gia đình trong thôn đều có suy nghĩ, nhà hàng xóm làm nhà thì mình có gì giúp đó, nếu mình không có tiền, thì giúp bằng ngày công lao động. “Bây giờ mình giúp họ, sau này mình làm nhà hay có công việc gì lớn thì các hộ lại giúp mình thôi”.

Theo Anh Lý Quang Vinh, Trưởng thôn Sín Pao Chải cho biết: Với tinh thần đoàn kết, các hộ ở thôn không chỉ giúp nhau xây nhà mà các thành viên trong nhóm còn giúp đỡ các hộ khác khi có ma chay, hiếu hỉ hay khai thác, vận chuyển cát, sỏi về xây nhà… Sau 5 năm triển khai, thôn Sín Pao Chải không còn nhà tạm, tất cả đều cứng mái, cứng nền, đáp ứng các tiêu chí về nhà ở trong xây dựng nông thôn mới...

“Bây giờ đã thành cái lệ rồi, các gia đình trong thôn có việc nhỏ hay việc lớn; từ làm nhà đến ma chay, cưới xin thì tất cả các hộ dân trong thôn đều sẻ chia, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Ví dụ như bây giờ, có hộ nào làm nhà không cần vận động nữa chỉ thông báo lên loa là bà con sẽ tới góp công, góp sức giúp các gia đình làm nhà luôn. Cũng nhờ đó mà nhiều năm nay tình hình an ninh trật tự thôn bản luôn bảo đảm và giữ vững”, anh Vinh cho biết thêm.

Được biết, từ hiệu quả của mô hình giúp nhau làm nhà tại thôn Sín Pao Chải đã lan rộng ra các thôn bản khác của xã Thanh Bình. Mô hình trên không chỉ giúp người dân từng bước xóa nhà tạm, mà còn giúp người dân trong thôn đoàn kết, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Thanh Bình là một trong những xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2018 của huyện Mường Khương.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.