Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tin vui sau những kỳ sát hạch

PV - 09:34, 17/09/2019

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) là một quá trình sáng tạo liên tục để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa. Do đó, mỗi một sản phẩm OCOP đều thường xuyên được đánh giá và phân hạng.

Các sản phẩm OCOP thường xuyên được “sát hạch”. Các sản phẩm OCOP thường xuyên được “sát hạch”.

Quảng Ninh là tỉnh đi đầu của cả nước trong thực hiện, đồng thời cũng là địa phương thường xuyên có những đổi mới trong vận hành Chương trình OCOP. Đáng chú ý nhất là tỉnh thường niên tổ chức thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

Hoạt động này không chỉ là kỳ “sát hạch” để xếp hạng sao cho sản phẩm mà còn giúp các cơ sở sản xuất đánh giá chất lượng sản phẩm để từ đó có những giải pháp hoàn thiện, đổi mới, nâng cao hơn nữa. Năm 2019, cuộc thi được tỉnh tổ chức từ ngày 5-23/8, với sự tham gia của 63 tổ chức kinh tế, với 103 sản phẩm. Qua kỳ “sát hạch” này, nhiều cơ sở sản xuất đã cho thấy sức sáng tạo không ngừng để “nâng sao” cho sản phẩm OCOP.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các sản phẩm tham gia cuộc thi năm nay có mẫu mã đa dạng, đầu tư chuyên nghiệp, chất lượng cao. Chỉ tính riêng 24 sản phẩm thi nâng hạng (20 sản phẩm đã tới niên hạn sử dụng sao phải cấp lại, 4 sản phẩm đã đạt sao năm trước), tất cả đều có sự đổi mới từ bao bì, nhãn mác đến chất lượng.

Đáng chú ý, cuộc thi năm nay ghi nhận sự bứt phá của nhiều sản phẩm OCOP mới “trình làng”. Như sản phẩm mắm chắt Phu Hiền của HTX Chế biến mắm chắt Phu Hiền (thị xã Quảng Yên) mới được đưa ra thị trường từ đầu năm 2019. Nhưng trong cuộc thi cấp huyện, mắm chắt Phu Hiền đã được xếp hạng 4 sao.

Để có được thành công này, HTX Chế biến mắm chắt Phu Hiền đã sử dụng những mẻ cá cơm kết hợp với cá nhâm, cá nục ngư dân trong vùng đánh bắt được để pha trộn theo tỷ lệ thích hợp, tạo thành sản phẩm mắm chắt. HTX cũng đã đầu tư gần 4 tỷ đồng cho mô hình làm mắm chắt, gồm: Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, bao bì, nhãn mác... Thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống dây chuyền máy rửa chai, đóng và dập nút tự động.

Có thể khẳng định, việc đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP có ý nghĩa rất lớn trong phát triển các sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX và các địa phương trong tỉnh. Sự đánh giá khắt khe trong từng tiêu chí xếp hạng sản phẩm OCOP sẽ tạo động lực cho các cơ sở sản xuất chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế của các sản phẩm địa phương.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

KHÁNH THI

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.