Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình "Điều ước cho em"

Cát Tường (t/h) - 13:09, 08/10/2021

“Điều ước cho em” là một chương trình mang đậm tính nhân văn, nhằm kết nối, sẻ chia và lan tỏa các giá trị nhân ái trong cộng đồng và xã hội để thúc đẩy hỗ trợ phát triển giáo dục tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Ảnh minh họa. Nguồn: INT
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Chương trình "Điều ước cho em" kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh và giáo viên tại các địa bàn khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo các nội dung trọng tâm như: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học; dinh dưỡng học đường; thiết bị, đồ dùng học tập và sinh hoạt thiết yếu.

Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) - Đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình Điều ước cho em ngành Giáo dục, ngày 11/4/2021, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Trung ương Đoàn, Hội chữ thập đỏ, Đề án Itrithuc và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động Chương trình Điều ước cho em và Thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan trong việc triển khai Chương trình. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. 

Theo báo cáo, đã có 1030 trường học thuộc 33 tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký nhu cầu hỗ trợ trên cổng Nhân đạo quốc gia: http://inhandao.vn. Có 353 cơ sở giáo dục cung cấp các số liệu theo mẫu. Cụ thể nhu cầu như sau: 216 công trình nước sạch, 281 nhà vệ sinh, công trình nước sinh hoạt cho 297.571 học sinh, 159 bếp ăn, 171 bộ đồ dùng học tập.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Do thời gian vừa qua ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên số lượng trường đăng ký còn hạn chế; Việc nhập dữ liệu của các trường học lên cổng http://admin.inhandao.vn hiện còn gặp một số trục trặc về kỹ thuật; Phần mềm trên nền tảng http://inhandao.vn chưa hoàn thiện nên việc thống kê, tổng hợp nhu cầu theo tỉnh/huyện cụ thể các nhu cầu, phân tích mô tả chi tiết theo các nội dung hỗ trợ và phân luồng thông tin để gửi các nhà tài còn gặp khó khăn... 

Tại cuộc họp với các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình "Điều ước cho em" ngành Giáo dục, nghe báo cáo việc triển khai Chương trình được tổ chức ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đánh giá, Chương trình mang đậm tính nhân văn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Để tiếp tục triển khai Chương trình có hiệu quả, khi triển khai Chương trình, cần thẩm định các trường hợp để hỗ trợ một cách cụ thể, đảm bảo hỗ trợ đến được đúng nơi cần. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề xuất kết nối chương trình “Điều ước cho em” với chương trình "Sóng và máy tính cho em".

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.