Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiếp tục rà soát, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm

PV - 16:12, 10/07/2018

Cùng với các huyện Than Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè, Sìn Hồ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cũng là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản, nhà ở của nhân dân do đợt mưa lũ vừa qua. Với phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân cũng như đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, huyện Tân Uyên đã di dời 123 hộ gia đình ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Tân Uyên có 59 công trình công cộng, hàng nghìn ha hoa màu và nhiều tài sản khác bị thiệt hại, hư hỏng, ước tính tổng thiệt hại khoảng hơn 50 tỷ đồng.

Mưa lũ đã đi qua hơn 10 ngày, nhưng 9 người trong gia đình ông Thào A Sam ở thôn Huổi Cuổm 1, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên vẫn chưa hết bàng hoàng. “Sau 4 ngày phải đi ở nhờ nhà người thân, tôi và vợ mới dám về căn nhà cũ thu nhặt một số đồ dùng còn sót lại. Sau cơn lũ, toàn bộ tài sản của gia đình đều bị cuốn trôi theo dòng nước. Rất may gia đình tôi và bà con trong bản được sự giúp đỡ của chính quyền nên đã di dời đến nơi an toàn. Nhà nước cũng hỗ trợ gạo, nước uống, mì tôm để bước đầu ổn định cuộc sống. Rất mong Nhà nước sớm bố trí chỗ ở mới để gia đình ổn định cuộc sống”, ông Sam tâm sự.

mưa lũ Sau mưa lũ, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Tân Uyên phải di chuyển.

Theo thống kê, trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, trên địa bàn huyện Tân Uyên có hơn 100 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ và bị sạt lở đất đá vào nhà ở, trong đó có 17 nhà bị sập hoàn toàn, lũ cuốn trôi. Ông Nguyễn Hữu Mạnh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Ngay sau khi sự việc xảy ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ người dân di dời đến nơi ở an toàn. Đồng thời, tuyên truyền, vận động bà con không vì tiếc của mà bất chấp nguy hiểm vào vùng sạt lở thu dọn đồ đạc. Huyện cũng rà soát, kiểm tra các hộ thật sự cần phải di chuyển để có kế hoạch di dời trong thời gian sớm nhất.

“Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xuống cơ sở nắm tình hình thiệt hại, trực tiếp đến từng điểm sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống để kiểm đếm, xác minh và hướng dẫn người dân di chuyển đến nơi ở tạm an toàn. Trước mắt, các điểm trường học, nhà văn hóa bản được tận dụng làm nơi ở cho các hộ dân. Tham mưu cho huyện giải pháp khắc phục hậu quả và tìm nơi ở mới an toàn cho bà con. Đối với các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở sẽ được hỗ trợ theo Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất….”, ông Mạnh cho biết thêm.

Cũng theo ông Mạnh, tính đến thời điểm này, huyện Tân Uyên đã sử dụng 1,4 tỷ đồng ngân sách dự phòng để kịp thời khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Cùng với đó, Hội Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Quỹ “Mái ấm tình thương” của huyện kịp thời đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các hộ dân có nhà bị sập, cuốn trôi, hư hỏng… với mức 2,5 triệu đồng/hộ bị sập nhà, trôi mất nhà và 500 nghìn đồng với hộ bị đất đá, nước ngập nhà...

Được biết, trước mùa mưa bão năm nay, toàn huyện Tân Uyên đã rà soát và di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao.

Tuy nhiên, trận mưa lũ vừa qua là quá lớn nên còn rất nhiều hộ dân bị ảnh hưởng. Hiện nay, huyện đang khẩn trương khảo sát và tìm địa điểm mới phù hợp và an toàn để bố trí cho người dân chuyển về sinh sống.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.