Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS”

Thanh Huyền - 20:21, 13/12/2022

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương ngày 13/12, tại Tp. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; tập thể Ban Giám hiệu; lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể của Nhà trường.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc, Ts. Nguyễn Tuấn Anh - Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết: Trường được thành lập ngày 26/11/1975, theo Quyết định số 214/CP ngày 26/11/1975 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đây là trường dự bị đại học dân tộc đầu tiên được thành lập trên cả nước, để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục dân tộc. Trước năm 2017, phạm vi tuyển sinh của Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 17 tỉnh, thành khu vực phía Bắc từ Hòa Bình trở ra. Đến năm 2017, phạm vi tuyển sinh của Nhà trường được quy định trên cả nước.

Hiện nay, Nhà trường có tổng số 125 cán bộ, giáo viên, người lao động, trong đó 113 biên chế, 12 hợp đồng lao động (84 giáo viên và 41 viên chức, người lao động). Tính đến hết năm học 2021 - 2022, Nhà trường đã đào tạo bồi dưỡng được hơn 23.000 học sinh để cung cấp nguồn học sinh người DTTS cho 23 tỉnh miền núi trong cả nước tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn ở các nhóm ngành Sức khỏe, Kinh tế, Khoa học kỹ thuật, Xã hội, Sư phạm, Nông lâm... nhằm tạo nguồn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ góp phần cho sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Nhà trường có quy mô tuyển sinh và bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước, với 1.000 học sinh người DTTS được tuyển sinh mỗi năm, để tiếp tục bồi dưỡng theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông trước khi phân bổ các em đi học tại các cơ sở giáo dục đại học. Ngoài việc bồi dưỡng hệ dự bị đại học theo chuẩn đầu ra của Chương trình giáo dục phổ thông, giai đoạn 1994 - 2010, Nhà trường còn có kinh nghiệm trong đào tạo hệ THPT, khi bảo trợ thành lập Trường THPT Dân lập Âu Cơ (100% giáo viên giảng dạy của Trường THPT Âu Cơ là giáo viên của Nhà trường).

Bên cạnh đó, thể theo nhu cầu của các địa phương và nguyện vọng của các bậc phụ huynh, Nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng kiến thức THPT cho học sinh có nhu cầu ôn thi đại học trước kia và hiện tại là ôn thi tốt nghiệp THPT (từ năm học 2018 - 2019 mở lớp ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí bằng hình thức dạy học trực tuyến cho học sinh người DTTS của các tỉnh miền núi). Nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ các lớp học này để bước tiếp vào các trường đại học danh tiếng. Qua đó, uy tín của Nhà trường ngày càng được nâng cao và khẳng định với con em đồng bào các DTTS.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ân cần thăm hỏi, động viên các em học sinh nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ân cần thăm hỏi, động viên các em học sinh nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập

Chất lượng bồi dưỡng học sinh hệ dự bị đại học của Nhà trường ngày một được nâng cao. Kết quả bồi dưỡng học sinh được đánh giá khách quan, thông qua minh chứng: Hằng năm, sau khi hoàn thành xong Chương trình bồi dưỡng dự bị, đã có gần 50% học sinh của Nhà trường tiếp tục tự thi đại học và đã đỗ vào các trường có điểm trúng tuyển cao thuộc khối Quân đội, Công an, Kinh tế, Sức khỏe, Khoa học tự nhiên, Kkhoa học xã hội… Riêng năm học 2021 - 2022, Nhà trường có hơn 500 học sinh tự thi đỗ các trường đại học, trong đó có gần 250 học sinh có điểm xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên.

Với những thành quả đạt được trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm nhiệm vụ được giao, từ năm 2011 đến nay, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Liên tục được công nhận Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh Phú Thọ, của Thủ tướng Chính phủ; Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; Huân Chương Độc Lập hạng Ba (năm 2019).

Với những khó khăn về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện để xây dựng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương trở thành trường dự bị đại học và dân tộc nội trú trọng điểm, nhằm tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi với 2 hệ: Hệ THPT chất lượng cao dành cho học sinh thuộc nhóm DTTS rất ít người, nhóm DTTS còn nhiều khó khăn; hệ bồi dưỡng dự bị đại học dân tộc theo định hướng nhóm ngành.

Bên cạnh đó, Trường kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm quan tâm đến công tác cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo Nhà trường và các đơn vị; quan tâm đến vị trí việc làm và số lượng người làm việc; thực hiện chế độ chính sách (phụ cấp chức vụ, nâng hạng chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo viên; chế độ đối với giáo viên, cán bộ hành chính các trường dự bị đại học dân tộc...); công tác thi đua khen thưởng, đánh giá viên chức; công tác tài chính, tài sản, đầu tư cơ sở vật chất…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh biểu dương, đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của Nhà trường cho buổi làm việc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm khẳng định, trong bối cảnh rất khó khăn, nhưng Nhà trường đã có nhiều quyết tâm, xây dựng tập thể đoàn kết, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ, đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác dạy và học.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ân cần thăm hỏi, động viên các em học sinh nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ân cần thăm hỏi, động viên các em học sinh nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập

Chia sẻ những khó khăn của Nhà trường, đặc biệt là trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đánh giá cao sự quan tâm của Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên của Nhà trường đã dành sự quan tâm, bằng cách làm sáng tạo để cải tạo, sửa chữa, tạo điều kiện ăn ở, học tập tốt nhất cho các em học sinh.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh, triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động, từ hoạt động chuyên môn, đến tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, công tác phối hợp…

Đặc biệt, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Nhà trường cần bám sát chương trình, tổ chức giảng dạy nâng cao chất lượng. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo để các em học sinh có cơ hội đỗ đạt đại học, cao đẳng nhiều hơn, tạo cơ hội cho các em có công ăn, việc làm, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

“Khi chất lượng giáo dục nâng lên, niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS sẽ được nâng lên. Đây là nhiệm vụ chính, đòi hỏi nhà trường tiếp tục nỗ lực nhiều hơn”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm gửi gắm niềm tin.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cũng đề nghị Nhà trường quan tâm, ngoài đào tạo theo chương trình, phải định hướng, đào tạo đa năng, theo xu hướng, nhu cầu xã hội vùng đồng bào DTTS, làm sao hài hòa đồng đều giữa các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; gắn với giáo dục lý tưởng, kỹ năng sống, trách nhiệm của các em đối với cộng đồng, dân tộc mình. Đồng thời, quan tâm định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị đầy đủ hành trang cho các em bước vào tương lai.

(TIN B.TRƯỞNG) “Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS” 5


Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã chia sẻ, giải đáp những nội dung quan tâm, kiến nghị của Nhà trường liên quan đến tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, công tác đầu tư, quản lý tài chính… Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các vụ, đơn vị chức năng thuộc Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với Nhà trường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; nghiên cứu kỹ lưỡng từng nhiệm vụ, có tham mưu, đề xuất sát thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, đúng nguyên tắc.

Nhân dịp về thăm và làm việc tại Trường, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã đi thăm, khảo sát cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, học tập của các em học sinh. Tại đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã ân cần thăm hỏi, động viên Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên và các em học sinh nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy và học tập.

Một số hình ảnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác tại buổi làm việc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm cơ sở vật chất của Nhà trường
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm cơ sở vật chất của Nhà trường
(TIN B.TRƯỞNG) “Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS” 7
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm khu Nhà ăn dành cho học sinh của Nhà trường
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm khu Nhà ăn dành cho học sinh của Nhà trường
(TIN B.TRƯỞNG) “Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS” 9
(TIN B.TRƯỞNG) “Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS” 10
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm khu Ký túc xá cho học sinh của Nhà trường
Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Đoàn công tác thăm khu Ký túc xá cho học sinh của Nhà trường
(TIN B.TRƯỞNG) “Tiếp tục nỗ lực nhiều hơn, khẳng định niềm tin về chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực DTTS” 12
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.