Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Tiếp sức“ để người dân thoát nghèo

T.Nhân - 18:27, 14/04/2023

Sơn Tây là một trong những huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở huyện Sơn Tây đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, tạo lập cuộc sống ngày càng tốt hơn.

 Huyện Sơn Tây luôn quan tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố để người nghèo được an cư.
Huyện Sơn Tây luôn quan tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố để người nghèo được an cư.

Đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế

Huyện Sơn Tây có hơn 80% là người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), đời sống còn nhiều khó khăn. Để giúp đồng bào phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện đã tập trung hỗ trợ, phát triển các mô hình trồng cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo đó, nhờ được hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt... mà nhiều hộ dân khó khăn ở Sơn Tây có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Trước đây, trên những triền đồi, anh Đinh Văn Trị, ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên chủ yếu trồng cây mì, cây keo. Năm 2019, nhờ được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây hỗ trợ 2.500 cây chuối mốc, phân bón và truyền đạt kỹ thuật chăm sóc, mà chỉ sau gần 2 năm trồng, số chuối này đã sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, thu nhập ổn định.

Anh Trị chia sẻ: Xưa nay, người dân ở vùng cao này chỉ biết trồng cây mì, cây keo, thu nhập rất bấp bênh. Từ ngày được hỗ trợ giống chuối, tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, tôi và bà con đã thay đổi tư duy làm kinh tế, biết tận dụng lợi thế đất đai để cải tạo, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nên đã vươn lên thoát nghèo.

Còn gia đình bà Đinh Thị Gun, ở thôn Đắk Trên, xã Sơn Dung luôn đối mặt với cuộc sống thiếu trước hụt sau. Năm 2020, bà Gun được huyện hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản. Đến nay, bò cái đã sinh sản 2 lứa, sau khi trừ hết chi phí, bà Gun thu về gần 20 triệu đồng...

Giúp dân an cư

Không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế, huyện Sơn Tây còn chăm lo chỗ ở ổn định cho người dân.

Đơn cử như vợ chồng ông Đinh Văn Thông, ở thôn Đắk Lang, xã Sơn Dung là hộ nghèo, ốm đau thường xuyên. Ngôi nhà sàn gắn bó với gia đình ông Thông gần 30 năm qua đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa. Khi được huyện Sơn Tây hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng ngôi nhà sàn mới từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, ông Thông xúc động cho biết: Năm nay, tôi đã ngoài 90 tuổi, không dám nghĩ mình sẽ ở trong căn nhà mới như thế này. Tôi rất xúc động khi nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Trân, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết: Lãnh đạo huyện luôn đặt mục tiêu nâng cao đời sống người dân lên hàng đầu. Theo đó, năm 2023, huyện sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hoàn thành 10 công trình nước sinh hoạt tập trung; nhựa hóa, bê tông khoảng 10km đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của người dân...

Đồng thời, huyện cũng hỗ trợ chuyển đổi nghề cho khoảng 200 hộ dân; tạo việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 350 hộ là người dân tộc Kinh, Xơ Đăng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương... Phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm khoảng 5,5% theo chuẩn nghèo đa chiều.

Xưa nay, người dân ở vùng cao này chỉ biết trồng cây mì, cây keo, thu nhập rất bấp bênh. Từ ngày được hỗ trợ giống chuối, tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, tôi và bà con đã thay đổi tư duy làm kinh tế, biết tận dụng lợi thế đất đai để cải tạo, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa nên đã vươn lên thoát nghèo.”

Anh Đinh Văn Trị

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.