Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS: Giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững

PV - 11:19, 22/08/2018

Tiếp cận chuỗi giá trị nông-lâm sản, dược liệu nói riêng, sản phẩm của đồng bào DTTS nói chung đang là hướng đi đúng để xóa đói giảm nghèo, tăng giàu vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển DTTS năm 2018, do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 18-20/8 vừa qua, đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS Thảo luận, khuyến nghị chính sách phát triển chuỗi giá trị vùng đồng bào DTTS tại Diễn đàn Phát triển DTTS năm 2018 chủ đề “Sâm Ngọc Linh-Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS” tại tỉnh Quảng Nam.

Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn): Để phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm sản vùng DTTS, miền núi, cần xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu, thiết kế nhận diện sản phẩm và các dịch vụ chứng nhận chất lượng. Tư vấn đào tạo về tổ hợp tác/hợp tác xã để nông dân sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn;

Tăng cường năng lực thúc đẩy liên kết. Áp dụng công nghệ quản trị hiện đại, truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh quảng bá marketing. Liên kết viện, trường, doanh nghiệp để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ (từ nhân giống, canh tác, chế biến đa dạng hoá sản phẩm…). Cần xây dựng chiến lược khai thác chỉ dẫn địa lý thông qua phát triển chuỗi giá trị địa phương có sự tham gia của nông dân nhằm giúp họ làm giàu và nhân rộng cách làm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam: Cân bằng chuỗi giá trị là mắt xích then chốt trong chuỗi giá trị. Để làm tốt điều này, cần quy hoạch phát triển trồng trọt và thương mại toàn ngành. Cân đối diện tích, sản lượng, phẩm cấp, giá cả với nhu cầu. Đồng thời, nghiên cứu, công bố cơ sở khoa học ứng dụng sâm vào y tế, thẩm mỹ, phục vụ lưu thông toàn quốc và quốc tế. Nghiên cứu các rào cản kỹ thuật trên thị trường quốc tế và hướng dẫn doanh nghiệp trong kinh doanh.

Quản trị thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương và thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả, kể cả ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý và thương hiệu. Điều phối phát triển hạ tầng, xúc tiến. Cùng với đó, phải có sự điều phối cấp quốc gia. Phối hợp liên ngành giữa các tỉnh. Có chiến lược về sản phẩm, giá cả, nghiên cứu và ứng dụng, quản lý thương hiệu. Có cơ chế liên kết người dân-doanh nghiệp-công quyền.

Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại Diễn đàn.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn: Do trình độ và tư duy hạn chế, đồng bào DTTS cần sự hỗ trợ của các chuyên gia đồng hành truyền thụ những kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất để vun đắp cho những sáng kiến tiếp cận chuỗi giá trị trong giảm nghèo của cộng đồng DTTS; nâng cao năng lực thực hiện trong phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế huy động được các nguồn lực cộng đồng, nguồn lực xã hội, sự tham gia đồng hành của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện Chương trình giảm nghèo. Đặc biệt, phát huy nội lực của người nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội giảm nghèo bền vững; các tổ nhóm được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện sản xuất kinh doanh. Đổi mới cách thức truyền thông về công tác giảm nghèo, thông qua các hoạt động truyền thông này, người nghèo nâng cao nhận thức, phát huy nội lực, dám nghĩ, dám làm, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau tự phát triển sản xuất, kinh doanh trên chính mảnh đất đang sinh sống bằng các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương.

Tiến sĩ Obert Pimhidzai, Chuyên gia kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới: Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 67% khoảng cách về phúc lợi giữa nhóm DTTS và dân tộc đa số. Người DTTS ít có điều kiện tham gia vào các công việc có thu nhập cao. Rõ ràng là việc tăng cường tiếp cận tới các công việc thu nhập cao là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế của đồng bào DTTS. Vì vậy cần phát triển những sản phẩm sẵn có của đồng bào, tập trung vào việc tăng cường các cơ hội sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường.

Đẩy nhanh chuyển đổi nông nghiệp giữa nhóm DTTS theo hướng trồng trọt các cây trồng có giá trị cao. Tăng tiếp cận đối với các công việc phi nông nghiệp tại địa phương. Đồng thời, tăng cường khả năng luân chuyển lao động. Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển chuỗi giá trị trong cộng đồng DTTS. Quan trọng hơn cả, đây không chỉ tạo ra cơ hội cho người DTTS để tăng giá trị gia tăng hoặc năng suất lao động chiếm lĩnh tỷ trọng lớn trong giá trị gia tăng. Để làm được điều này, đòi hỏi phải giải quyết tất cả các khó khăn mà DTTS đang phải đối mặt trong việc tiếp cận chuỗi giá trị.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.