Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tiếng khèn nơi bản Mông Khuổi Khít

PV - 10:41, 12/06/2018

Thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn, Tuyên Quang) đa phần là đồng bào Mông sinh sống. Vì vậy, những phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào nơi đây vẫn được giữ gìn và phát triển, trong đó có tiếng khèn là đặc trưng của người con trai Mông.

Thanh niên thôn Khuổi Khít sử dụng thuần thục chiếc khèn của dân tộc mình. Thanh niên thôn Khuổi Khít sử dụng thuần thục chiếc khèn của dân tộc mình.

 

Trong đời sống hằng ngày, vui hay buồn người Mông thôn Khuổi Khít cũng mang khèn ra thổi. Họ thường thổi khèn khi xuống chợ, khi đi tìm hiểu người yêu và trong các lễ hội. Anh Giàng Minh Phong, Trưởng thôn Khuổi Khít tâm sự, học thổi khèn Mông rất khó, người thổi giỏi bảy ngày bảy đêm không hết bài. Khi thổi phải kết hợp các vũ điệu múa khèn như đan chân, nhảy giật lùi, nhào lộn, vặn người rất điêu luyện.

Tiếng khèn Mông thường gắn với các làn điệu dân ca Mông rất phong phú, tinh tế, sâu sắc. Nó ăn sâu vào đời sống tinh thần nên người Mông ở Khuổi Khít đều thuộc. Hiện nay, thôn Khuổi Khít có đội văn nghệ với 10 thành viên, vào những ngày lễ Tết thường biểu diễn phục vụ nhân dân, tham gia giao lưu, liên hoan văn nghệ quần chúng, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Tiếng khèn Mông đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Mông ở thôn Khuổi Khít. Hằng năm, xã đều tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các thôn, tiết mục thổi khèn Mông lại được đông đảo người dân thưởng thức, cổ vũ nhiệt tình.

PV

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.