Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tiêm chủng đầy đủ để phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em

PV - 14:58, 06/06/2018

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đang điều trị cho trên 30 ca viêm não-màng não, trong đó có hai trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng.

Đáng chú ý, hai ca mắc viêm não Nhật Bản đều do không được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắcxin theo quy định.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).

Tiêm vắcxin cho trẻ em trong độ tuổi là biện pháp tốt nhất phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm vắcxin cho trẻ em trong độ tuổi là biện pháp tốt nhất phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp.

Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau ba ngày, thậm chí một ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản thường có những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo bác sĩ Hải, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não.

Hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia do đó các bậc phụ huynh nên lưu ý thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ. Mũi một khi trẻ 1 tuổi. Mũi hai sau mũi một từ 1 đến 2 tuần và mũi ba tiêm vào một năm sau khi tiêm mũi hai.

Ba mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ trong khoảng 5-7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó khuyến cáo các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi ba, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ĐTN

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.