Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tích trữ xăng dầu

Hồng Phúc - 17:13, 20/11/2020

Gia đình anh An làm nghề đánh cá trên biển đã nhiều năm. Nhân lúc xăng đang rẻ, anh định gom khoảng 30 can nhựa 20 lít để mua tích trữ xăng phục vụ hoạt động của tàu cá sau này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Anh cho rằng, mua xăng là quyền của mình, cũng là phục vụ mục đích công việc chứ không gây tổn hại cho ai, hay nhằm mục đích kinh doanh nên không vấn đề gì. 

Luật sư tư vấn, theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung 2013, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm.

Nếu tích trữ, anh An có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính: Theo khoản 4 Điều 30, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Người có hành vi tàng trữ xăng dầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015. Tùy theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù.

Khung hình phạt cao nhất lên tới 12 năm tù, trong trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm. 

Tin cùng chuyên mục