Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủy điện chây ỳ không đền bù cho dân - Cần có biện pháp giải quyết dứt điểm

Trọng Bảo - 10:48, 28/03/2022

Báo Dân tộc và Phát triển ngày 9/11/2021 đã có bài viết “Nhà máy thủy điện Bắc Cuông tích nước gây ngập úng - Người dân bức xúc”, phản ánh việc Nhà máy thủy điện Bắc Cuông ở xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) khi tích nước đi vào hoạt động, đã làm ngập nhiều diện tích đất sản xuất của người dân. Đến thời điểm này, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, đã nhiều lần cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đôn đốc, nhắc nhở, nhưng Nhà máy thủy điện Bắc Cuông vẫn chây ỳ, không thực hiện việc đền bù cho người dân...

Đất đai bị sạt lở khi thủy điện dâng nước
Đất đai bị sạt lở khi thủy điện dâng nước

Hàng chục héc ta đất sản xuất bị mất khi thủy điện dâng nước

Gia đình anh Cổ Văn Hà, ở thôn Bản Đao, xã Xuân Hòa, có 10 sào ruộng bị ngập sau khi thủy điện Bắc Cuông tích nước. Anh Hà cho biết: 10 sào ruộng là kế sinh nhai của cả gia đình, bây giờ ruộng bị ngập hết, việc trồng cấy cũng dừng vì không còn đất.

“Gia đình tôi và các hộ dân bị thiệt hại đã phản ánh rất nhiều lần lên thủy điện, nhưng đến nay không được giải quyết. Các ban, ngành đến kiểm tra, rồi thủy điện cũng hứa hết lần này đến lần khác. Đến bây giờ thì họ chây ỳ, không thực hiện lời hứa trong việc đền bù cho bà con chúng tôi”, ông Hà bức xúc.

Ông Hoàng Ngọc Kiều, Trưởng thôn Bản Đao cho biết: Vài chục năm nay, người dân trong thôn vẫn canh tác, sản xuất trên diện tích đất này và không hề bị ngập úng. Từ khi Thủy điện Bắc Cuông dâng nước đã gây sạt lở đất canh tác, gây ngập úng khiến lúa chết hết. Qua thống kê, có gần 20.000 m2 lúa, hoa màu của 28 hộ ở Bản Đao bị ngập, sạt lở khi nước dâng, hơn 2.000 cây quế và cây gỗ tạp của người dân bị ảnh hưởng…

“Cứ vào tháng 7, tháng 8 hàng năm là nước ngập tràn mặt ruộng. Từ khi Thủy điện Bắc Cuông dâng nước, hầu như đất canh tác của bà con trong thôn đều bị ảnh hưởng và để không cho đến nay. Khi sự việc xảy ra, bà con trong thôn cũng đã đàm phán với bên thủy điện nhiều lần, rồi gửi đơn lên xã, lên huyện nhưng đến nay không có chuyển biến gì”, ông Kiều cho biết thêm.

Nhiều diện tích đất sản xuất của bà con bị ngập úng khi thủy điện tích nước
Nhiều diện tích đất sản xuất của bà con bị ngập úng khi thủy điện tích nước

Cần có biện pháp quyết liệt

Việc thủy điện dâng nước gây ngập úng đất sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của bà con; bởi người dân thôn Bản Đao chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, mất đất đồng nghĩa với việc mất tư liệu sản xuất. Trước thực trạng này, tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân, cũng như các cơ quan báo chí, UBND huyện Bảo Yên đã nhiều lần làm việc với Nhà máy thủy điện, đề nghị hợp tác và sớm có phương án đền bù cho bà con, tránh việc đơn thư người dân kéo dài. Tuy vậy, phía nhà máy thủy điện khất lần, không chịu thực hiện những yêu cầu của người dân và chính quyền địa phương.

Quý IV/2019, thủy điện Bắc Cuông bắt đầu tích nước để vận hành thử nghiệm. Cũng từ thời điểm này, người dân Bản Đao bắt đầu lĩnh hậu quả của thuỷ điện bởi nước suối dâng cao gây ngập úng, sạt lở đất canh tác đặc biệt là khu vực gần suối Nặm Luông…

Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Nguyên nhân khiến Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông chây ì bồi thường là do Thủy điện Bắc Cuông trước đây thuộc về một công ty khác, sau đó đã được bán lại cho Công ty Cổ phần Năng lượng Phúc Thái xây dựng. Khi xây dựng, thủy điện tự thỏa thuận, mua phần đất ven suối và phần đất bị ngập của người dân, do đó ranh giới cũng không rõ ràng. Sau đó, phía Nhà máy đề nghị tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và triển khai dự án. Chính vì vậy, khi xây dựng, thuỷ điện không thực hiện giải phóng mặt bằng và huyện cũng không có hồ sơ về vấn đề này.

“Mới đây nhất, UBND huyện và Sở Công Thương tỉnh Lào Cai đã làm việc với phía thuỷ điện và yêu cầu, Nhà máy thực hiện cắm lại toàn bộ mốc giới theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp. Từ đó, có căn cứ xác định phần đất của người dân chưa được đền bù, phần đất đã thực hiện đền bù. Sau đó, giải quyết dứt điểm trong tháng 3/2022. Tại buổi làm việc, phía thuỷ điện đã đồng ý cùng người dân đo đạc thực tế, khôi phục cọc mốc”, ông Hà thông tin.

Hy vọng, với những biện pháp quyết liệt, mốc thời gian đưa ra cụ thể của chính quyền địa phương; những thắc mắc, ý kiến kiến nghị của người dân liên quan đến điện tích đất, hoa màu, cây cối bị ảnh hưởng khi thủy điện tích nước sẽ được giải quyết dứt điểm. Qua đó, bảo đảm quyền lợi chính đáng của bà con, cũng như góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.