Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực thi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ở Mường Tè: Ý thức của người dân được nâng cao

Hoài Dương - 16:46, 05/02/2020

Với mức phạt nghiêm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã làm thay đổi mạnh mẽ ý thức tham gia giao thông không uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số chuyển biến trên địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu), nơi chiếm gần 94% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xử phạt vi phạm nồng độ cồn. (Ảnh tư liệu)
Xử phạt vi phạm nồng độ cồn. (Ảnh tư liệu)

Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt là các quy định về xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn. 

Anh Lý Phạm Xè, dân tộc Hà Nhì, ở xã Tá Bạ, huyện Mường Tè chia sẻ: “Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng thấy có nhiều người bị phạt đến 40 triệu đồng do vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Với mức phạt cao như vậy, ngay cả những ngày Tết Nguyên đán tôi cũng tuyệt đối không lái xe khi đã uống rượu, bia”. 

Còn anh Lò Văn Bằng, dân tộc Thái, ở thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè thì cho hay, kể từ khi có quy định xử phạt nghiêm đối với người tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu, bia nên mỗi khi đi ăn cơm mà uống rượu là anh Bằng sẽ không tự lái xe, mà nhờ vợ đón. 

Như vậy, qua thực tế cho thấy, Nghị định 100/NĐ-CP đã dần đi vào cuộc sống của người dân và đã phát huy tác dụng không chỉ với người tham gia giao thông, mà còn tác động làm thay đổi tư tưởng, ý thức người dân theo chiều hướng tốt lên. Từ đó làm giảm các trường hợp vi phạm và các vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến bia, rượu. 

Thượng tá Phan Văn Sơn, Trưởng Công an huyện Mường Tè (Lai Châu) cho biết, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 28/1/2020, toàn huyện có 2 trường hợp bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Trong đó, có 1 xe máy và 1 ôtô với tổng mức phạt là 42.500.000 đồng. Đặc biệt, không có vụ TNGT xảy ra liên quan đến rượu, bia. Trong khi những năm trước, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán thường có TNGT xảy ra có liên quan đến rượu, bia. 

Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe máy. (Ảnh tư liệu)
Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe máy. (Ảnh tư liệu)

 “Những số liệu này cho thấy, mặc dù Nghị định mới có hiệu lực nhưng ý thức chấp hành pháp luật của người dân về an toàn giao thông đã thực sự được nâng lên.” Thượng tá Phan Văn Sơn nhấn mạnh. 

Cũng theo Thượng tá Phan Văn Sơn, để Nghị định 100/2019/NĐ-CP đi vào cuộc sống và hạn chế được nhiều trường hợp vi phạm, thời gian qua cùng với công tác tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống loa đài và truyền hình địa phương. Theo ghi nhận, cho đến thời điểm hiện tại, nhiều người dân sinh sống trên địa bàn đã tiếp thu được nội dung Nghị định. Đặc biệt, qua theo dõi, tại các đám tiệc, nhà hàng, quán nhậu, hay ngay tại các bữa tiệc dịp Tết… việc sử dụng rượu, bia đã hạn chế rất nhiều. 

Mặc dù Nghị định mới có hiệu lực nhưng ý thức chấp hành pháp luật của người dân về an toàn giao thông đã thực sự được nâng lên. Mức phạt nghiêm nên ngay cả đối với đồng bào DTTS cũng đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông”.

Thượng tá Phan Văn Sơn,

Trưởng Công an huyện Mường Tè (Lai Châu).

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.