Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Thực hiện tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi ích nhân đôi

PV - 16:38, 03/04/2018

hời gian qua, tỉnh Lai Châu đã thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó không những tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân mà còn nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

Theo số liệu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, toàn tỉnh hiện có hơn 57 nghìn hộ dân tham gia nhận khoán, bảo vệ rừng với diện tích trên 435 nghìn ha rừng. Thu nhập bình quân hằng năm của các hộ nhận khoán khoảng 3 triệu đồng.

Chuẩn bị giống cho vụ trồng rừng mới. Chuẩn bị giống cho vụ trồng rừng mới.

 

Từ khi thực hiện chính sách CTDVMTR, rừng ở đâu cũng có chủ, người dân đã gắn cuộc sống của mình với rừng, tự giác hơn trong công tác bảo vệ rừng, tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên. Nhiều bản đã xây dựng qui ước, hương ước bảo vệ rừng. Rừng đã tạo tiền đề cho người dân trong tỉnh tiếp tục phát huy nguồn lợi từ rừng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo động lực vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương.

Bản Nậm Pon 2, xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên) là điểm sáng trong thực hiện chính sách CTDVMTR của tỉnh Lai Châu. Toàn bản hiện tham gia nhận khoán bảo vệ hơn 500ha rừng. Việc nhận khoán bảo vệ rừng đã giúp bà con có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Anh Lò Văn Thanh (thôn Nậm Pon 2) chia sẻ: “Năm vừa qua, gia đình mình nhận được 5,13 triệu đồng từ CTDVMTR, nhờ có rừng mà cuộc sống gia đình mình ngày càng tốt hơn, đỡ khổ hơn”.

Ông Vàng Văn Chủng, Trưởng bản Nậm Pon 2 cho biết: Bà con ai cũng phấn khởi, từ đó càng hăng hái hơn trong việc gìn giữ và phát triển rừng. Có tiền CTDVMTR, cuộc sống gia đình của người dân dần ổn định hơn. Với số tiền từ trồng rừng và dịch vụ môi trường rừng mang lại, nhiều người đã có điều kiện mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt, phụ nuôi con ăn học.

Ông Nguyễn Trọng Lịch, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu khẳng định: “Hiệu quả của chính sách CTDVMTR sau thời gian triển khai trên địa bàn tỉnh góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn… Cùng với các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng khó khăn trong năm 2017, chính sách CTDVMTR cũng giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 20,48%”.

Có thể nói từ khi chính sách CTDVMTR được triển khai trên địa bàn tỉnh Lai Châu thì công tác giữ rừng được đảm bảo hơn trước rất nhiều. Chính sách CTDVMTR không chỉ giúp người dân nâng cao đời sống, bảo vệ tốt diện tích rừng mà còn đem lại hiệu ứng về kinh tế-xã hội và môi trường. Rừng không chỉ đảm bảo môi sinh, môi trường mà còn bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất, hoạt động của các công trình thủy điện trên địa bàn, nhận thức của người dân về việc giữ rừng cũng được nâng cao.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.