Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Lấy văn hóa để nuôi dưỡng văn hóa

Thùy Như - 18:38, 29/11/2024

Để lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đẩy lùi hủ tục, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã bố trí vốn để đầu tư, nâng cấp nhà văn hóa và thiết chế văn hóa ở cơ sở. Giai đoạn 2022 – 2024, toàn tỉnh xây mới được 77 nhà văn hóa xóm, sân thể thao từ vốn Chương trình MTQG 1719. Đến nay, 98,5% thôn, xóm trên địa bàn tỉnh có nhà sinh hoạt cộng đồng; 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 59% làng, xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa.

(Ban Chuyên đề - Tin CĐ BDT Cao Bằng) Cao Bằng: Lấy văn hóa để nuôi dưỡng văn hóa, thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719,
Cao Bằng đã và đang nỗ lực phục dựng, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc

Để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2018 – 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, tỉnh Cao Bằng đã và đang nỗ lực đưa nếp sống văn hóa mới đi đến từng thôn bản, vào mỗi gia đình. Với công tác tuyên truyền được chú trọng, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng, từng bước đi vào chiều sâu, nhận được sự ủng hộ, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân.

Với phương châm nhân rộng cái đẹp để dẹp cái xấu, lấy văn hóa để nuôi dưỡng văn hóa, thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã và đang nỗ lực phục dựng, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Những nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc được hồi sinh trong dòng chảy cuộc sống đương đại đã tạo sức lan tỏa, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; từng bước xóa bỏ các hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, hằng năm, Sở ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy ước xóm, tổ dân phố; tổ chức tập huấn, tuyên truyền lồng ghép nội dung thực hiện quy ước xóm, tổ dân phố 02 cuộc/năm; kịp thời hướng dẫn, bổ sung vào quy ước xóm, tổ dân phố các nội dung: Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vào hương ước, quy ước.

Đồng thời lồng ghép xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước gắn liền việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” nhằm xóa bỏ những phong tục lạc hậu; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; gắn với phong trào toàn dân xây dựng xã hội học tập, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Trong năm 2024, Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng đã tổ chức tập huấn cho gần 200 học viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố; công chức văn hóa, xã hội các xã, phường, thị trấn và Người uy tín trên địa bàn tỉnh. Qua đó trang bị, nâng cao cho học viên kỹ năng cần thiết đảm bảo cho việc chỉ đạo, triển khai các mô hình, nội dung trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần nâng cao chất lượng việc xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.