Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tạo động lực để phát triển

PV - 11:12, 12/10/2018

Với phương châm điều hành “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhiều năm qua tỉnh Bạc Liêu đã thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện các phong trào của người dân địa phương; góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.

Một cuộc họp bàn trao đổi công việc giữa chính quyền, nhà chùa và người dân. Một cuộc họp bàn trao đổi công việc giữa chính quyền, nhà chùa và người dân.

Tạo sự đồng thuận

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: tỉnh Bạc Liêu luôn quán triệt các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị phải đặc biệt chú trọng gắn với thực hiện quy chế dân chủ và công tác dân vận. Đồng thời, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tăng cường công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành, chủ trương phát triển kinh tế-xã hội. Nâng cao chất lượng công tác đối thoại, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, những bức xúc của nhân dân...

Điển hình như ở huyện Hồng Dân, qua giám sát, hầu hết các xã, thị trấn đều đã công khai chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định về thủ tục hành chính, thuế, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội dài hạn và hàng năm. Đối với nội dung cần nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, UBND xã phối hợp với MTTQ phổ biến, triển khai với sự tham gia của ban giám sát đầu tư cộng đồng... Từ đó, tạo được sự đồng thuận cao giữa chính quyền và nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế-xã hội.

Theo ông Trương Sơn Tùng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Hồng Dân, từ việc thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, mà thời điểm năm 2016, huyện Hồng Dân chỉ có 4/8 xã có đường ô tô về trung tâm xã, nhưng đến tháng 5/2018, Hồng Dân đã hoàn thành mục tiêu 8/8 xã có đường ô tô về tới trung tâm hành chính. Vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra là đến năm 2020 có 8/8 xã đảm bảo đường ô tô về trung tâm hành chính xã.

Từ sự chung tay nỗ lực, cuối năm 2017, Hồng Dân đã giúp 1.048 hộ thoát nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay còn 9,87%; hộ cận nghèo còn 4,58%.

“Năm 2018, với mục tiêu phấn đấu giảm 1.320 hộ nghèo, huyện Hồng Dân đã tập trung đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Các cơ quan, đơn vị huyện đã nhận đỡ đầu 300 hộ nghèo và giúp các hộ phát triển kinh tế bền vững đến năm 2020, quyết tâm không để hộ nào tái nghèo. Các địa phương tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự vươn lên thoát nghèo và hướng dẫn phương thức làm ăn cho người nghèo.”, ông Tùng cho biết thêm.

Ổn định và phát triển

Đại đức Danh Ol, chùa Đầu Sấu, xã Lộc Ninh nhìn nhận, những năm qua, Nhà nước quan tâm đầu tư lộ làng, các công trình xây dựng cơ bản giúp bà con thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Hiện nay, phật tử rất tin tưởng cán bộ, chính quyền địa phương, bảo ban nhau nên đoàn kết thi đua lao động sản xuất, quan tâm hơn đến việc học tập của con cái, làm giao thông nông thôn, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn bản sắc văn hóa...

Theo Chủ tịch tỉnh Dương Thành Trung, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở đã tạo sự đồng thuận, đoàn kết cao giữa chính quyền và nhân dân trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt hơn 11.213 tỷ đồng, tăng 7,56% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng gần 11,1% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 5 đạt 4.310 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 51,4 triệu USD. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 8,43%.

Tuy nhiên, để quy chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được phát huy hiệu quả, tỉnh cũng đã chỉ đạo, lưu ý các địa phương, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, công khai, niêm yết chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ địa chính, xây dựng, thương binh-xã hội… để nhân dân được biết và giám sát theo quy định.

Việc triển khai các chủ trương, chính sách, phong trào hoạt động ở địa phương, phải được dân bàn bạc, thảo luận thường xuyên và thực hiện kịp thời hơn ở các khu dân cư. Ngoài ra, biểu dương và nhân rộng kịp thời những mô hình hay từ việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là mô hình trong xây dựng hạ tầng giao thông, giảm nghèo, giải quyết việc làm và việc thực hiện các chương trình mục tiêu xây dựng NTM… cũng được chú trọng nhằm tạo được sự đồng thuận cao nhất trong quần chúng nhân dân.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.