Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu: Nan giải trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc

PV - 11:07, 12/08/2019

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam, dù đã có nhiều nỗ lực trong ứng phó với BĐKH, nhưng các tỉnh trong vùng Tây Bắc luôn là khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bị thiệt hại nhiều nhất về người và tài sản.

Ảnh hưởng thiên tai nặng nề nhất

Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Tây Bắc. Một trong những nguyên nhân gây nghèo được xác định là do BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ và gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân trên địa bàn. Chỉ tính riêng 2 năm (2017- 2018), mưa lũ đã làm 40 người chết; 14 người mất tích, 25 người bị thương; gần 3.000 nhà bị ảnh hưởng; hàng trăm công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông bị thiệt hại nghiêm trọng với tổng mức thiệt hại ước tính gần 800 tỷ đồng.

Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với BĐKH trên địa bàn vẫn còn những khó khăn, do thiếu cơ chế phối hợp giữa cơ quan Trung ương với địa phương, giữa các địa phương trong khu vực…, cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu…

Mặc dù đã có nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH, tuy nhiên các tỉnh Tây Bắc vẫn chịu thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai gây ra. Mặc dù đã có nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH, tuy nhiên các tỉnh Tây Bắc vẫn chịu thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai gây ra.

“Để thực hiện có hiệu quả các điều ước Quốc tế về ứng phó BĐKH, tỉnh Lai Châu kiến nghị Trung ương phân bổ nguồn tài chính hằng năm cho tỉnh để triển khai thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường; bố trí vốn thực hiện các dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, lũ ống, lũ quét, sụt lún; nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành về lĩnh vực BĐKH”, ông Tính nêu rõ.

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn đặc biệt quan tâm thực hiện các điều ước Quốc tế về ứng phó với BĐKH bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức thực hiện các điều ước Quốc tế về BĐKH cho cán bộ, người dân trong tỉnh. Chủ động xây dựng nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai bằng nhiều giải pháp khác nhau, như, tỉnh đầu tư lắp đặt 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo sớm thiên tai gồm 4 cụm loa cảnh báo, 4 điểm đo mưa, 4 điểm đo lưu lượng nước.

Đáng chú ý, từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh đã bố trí sắp xếp ổn định được 7.434 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai; hoàn thành 32 dự án kè sông, suối biên giới có tổng chiều dài hơn 31km, tổng kinh phí đầu tư 1.569 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh Lào Cai luôn duy trì lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lên đến 10.000 người/năm ở tất cả các cấp, đảm bảo đủ lực lượng ứng cứu khi có sự cố thiên tai xảy ra…“Tuy nhiên, trước những diễn biến bất thường của thời tiết thì Lào Cai cũng chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và tài sản”, Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong cho biết.

Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong cho biết thêm, năm 2016, do hoàn lưu cơn bão số 1, 2, 3 gây mưa to, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn nhiều tỉnh của Lào Cai đã làm 23 người chết và mất tích; thiệt hại về cơ sở vật chất gần 600 tỷ đồng. Hay như gần đây nhất vào năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 18 đợt thiên tai: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại… gây thiệt hại trên 690 tỷ đồng.

Xác định mục tiêu lớn để ưu tiên đầu tư ứng phó

Trong đợt giám sát của Đoàn công tác Ủy ban đối ngoại Quốc hội về việc ứng phó với BĐKH các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái mới đây, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban chỉ rõ: Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 5 điều ước quốc tế đa phương, 31 điều ước quốc tế song phương về chống BĐKH. Quá trình giám sát thực tế cho thấy, các địa phương đã có nhiều giải pháp chủ động, tích cực, dành nguồn kinh phí cần thiết để ứng phó như: Di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, xây kè sông, suối, lắp đặt các hệ thống cảnh báo, đo mưa… Tuy nhiên, các tỉnh vẫn còn chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra, điều này cho thấy những diễn biến bất thường của thời tiết trong những năm gần đây.

“Để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương cần tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách đã ban hành. Bởi đây sẽ làm cơ sở để sơ kết việc thực hiện điều ước Quốc tế về BĐKH. Trong các mục tiêu của lĩnh vực ứng phó, cần ưu tiên các mục tiêu lớn, quan trọng để thực hiện theo cam kết. Cần đưa ra chương trình hành động để có kế hoạch cụ thể, đánh giá quá trình thực hiện, qua đó đề xuất kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cần tìm ra những yếu kém rút kinh nghiệm, kiến nghị Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra, vừa ứng phó, vừa góp phần đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhân dân…”, ông Giàu nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.