Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Thúy Hồng - 20:17, 03/11/2023

Sáng 3/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) phối hợp với Tổ chức ProNGO! e. V. (Đức) và Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam (VB4E) tổ chức Hội thảo Xây dựng và thực thi chính sách thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Kinh nghiệm của EU và thực tiễn tại Việt Nam - Sự tham gia của doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Nhật Minh - Viện trưởng Viện RED, cho biết: Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Win-Win for Vietnam” do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ. Dự án bắt đầu triển khai từ ngày 1/9/2020 đến ngày 29/2/2024.

Mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: Tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tại Việt Nam trong các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) và hợp tác tạo giá trị chung (CSV) hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng một mô hình hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tại Việt Nam. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến phát triển bền vững và các mối quan hệ đối tác giữa nhiều bên.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Chính vì vậy, Liên hợp quốc đã công bố các nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người, nhằm thúc đẩy nội dung này trên quy mô toàn cầu và hướng tới hỗ trợ các quốc gia cụ thể hóa thành chương trình hành động của từng quốc gia.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong khu vực ban hành Chương trình hành động quốc gia. Tại Việt Nam, ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027

Bà Brenda Candries - Đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: Trong nhiều thập kỷ, Liên minh châu Âu đã cam kết mạnh mẽ giải quyết các thách thức toàn cầu liên quan đến môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững và biến đổi khí hậu. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu đã được EU thông qua.

Thỏa thuận Xanh châu Âu là chương trình nghị sự tăng trưởng của châu Âu trong những thập kỷ tới, nhằm thúc đẩy tính tuần hoàn trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, bảo đảm quá trình chế biến thực phẩm xanh hơn và bền vững hơn, đặt ra các tiêu chuẩn đầy tham vọng cho sản phẩm, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm, đồng thời trao quyền cho người tiêu dùng trong các lựa chọn hàng ngày của họ đối với sản phẩm và dịch vụ.

Bà Brenda Candries, Đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Bà Brenda Candries, Đại diện của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Theo bà Brenda Candries, Liên minh châu Âu cũng đang đề xuất một luật mới về Thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp. Chỉ thị này được đề xuất vào tháng 2/2022, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và bảo vệ quyền con người ở châu Âu và các khu vực khác. Chỉ thị đặt ra nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp nhằm xác định, ngăn chặn, chấm dứt, giảm thiểu và giải quyết các tác động tiêu cực đến quyền con người và môi trường trong hoạt động của chính doanh nghiệp, các công ty trực thuộc và chuỗi giá trị của doanh nghiệp trong và ngoài châu Âu.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm của Thái Lan và EU, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội cũng chia sẻ các góc nhìn về thực hành kinh doanh có trách nhiệm (bao gồm lĩnh vực giảm thiểu carbon).

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.