Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Thúc đẩy nguồn lực nước ngoài phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi: Huy động nguồn lực từ kiều bào (Bài 2)

Tùng Nguyên - 10:18, 24/12/2023

Chủ trương, chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta là củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kiều bào ta ở nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Kỹ sư Nguyễn Văn Công và những người bạn của ông đã và đang nhiệt huyết xây những nhịp cầu ở các tỉnh, thành vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Khởi công xây dựng cầu hữu nghị VK 281 tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang thấng 6/2023 do nhóm của kỹ sư Nguyễn Văn Công tài trợ)
Kỹ sư Nguyễn Văn Công và những người bạn của ông đã và đang nhiệt huyết xây những nhịp cầu ở các tỉnh, thành vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Khởi công xây dựng cầu hữu nghị VK 281 tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang thấng 6/2023 do nhóm của kỹ sư Nguyễn Văn Công tài trợ)

Bộ phận không tách rời

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có gần 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển. Đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại.

Đảng, Nhà nước luôn xác định, người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Những năm qua, các cơ quan hữu quan trong nước đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ kiều bào, nhất là ở những địa bàn khó khăn để kiều bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật và hội nhập thuận lợi vào xã hội sở tại.

Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngày càng được củng cố. Từ đó, kiều bào ta đã tích cực đóng góp trí tuệ và nguồn vốn cho sự phát triển của đất nước.

Trên lĩnh vực kinh tế, theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tính đến tháng 10/2022, kiều bào từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư 385 dự án FDI tại 42/63 tỉnh, thành ở Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn đầu tư của kiều bào về nước theo các hình thức gián tiếp khác hoặc theo hình thức đầu tư trong nước.

Kiều hối tiếp tục là điểm sáng trong công tác phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài. Năm 2022, theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng kiều hối về Việt Nam đạt gần 19 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Trước đó, năm 2021, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid – 19 nhưng kiều hối gửi về nước vẫn đạt mức 18,1 tỷ USD, tương đương gần 5% GDP của cả nước. 

Daniel Nguyễn Hoài Tiến – Việt kiều Mỹ với khát vọng mang thương hiệu nông sản đồng bào DTTS ra thế giới.
Daniel Nguyễn Hoài Tiến – Việt kiều Mỹ với khát vọng mang thương hiệu nông sản đồng bào DTTS ra thế giới.

Cùng với đó, để phát huy nguồn tri thức của kiều bào, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chủ trì, phối hợp tổ chức khoảng 30 hội nghị, hội thảo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp ý kiến cho Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển; tham mưu, tư vấn chính sách hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề nổi lên trong thời gian qua như năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo...

Phát huy nguồn lực

Đóng góp của kiều bào đã và đang là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, nhất là trong công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Không ít kiều bào ta đã dành tâm huyết, công sức và kinh phí để thực hiện những dự án vì cộng động ở địa bàn miền núi.

Đó là kỹ sư Nguyễn Văn Công (Việt kiều Pháp) và những người bạn của ông đã và đang nhiệt huyết xây những nhịp cầu ở các tỉnh, thành vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hơn 18 năm qua, ông và những người bạn đã xây dựng được 280 cây cầu nông thôn để thay thế cầu khỉ, cầu tre đồng bằng sông Cửu Long và các huyện miền núi Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.

Hay đó là Daniel Nguyễn Hoài Tiến – Việt kiều Mỹ với khát vọng mang thương hiệu nông sản đồng bào DTTS ra thế giới. Sau quá trình làm các dự án kinh tế cộng đồng liên quan đến đồng bào DTTS, anh chuyển sang sưu tầm, phổ biến lại giống ngô bản địa của bà con dân tộc Nùng, Mông cũng như đầu tư mở rộng canh tác; giúp bà con thành lập hợp tác xã ở 2 huyện Si Ma Cai và Sa Pa (Lào Cai). Anh cũng hướng dẫn đồng bào cách chăn nuôi, trồng trọt để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao đời sống.

Chương trình “Xuân quê hương” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bà con kiều bào.
Chương trình “Xuân quê hương” đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bà con kiều bào.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tháng 2/2021), Đảng ta tiếp tục thể hiện sự đổi mới tư duy trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII khẳng định: “Làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Gần đây nhất, ngày 10/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1334/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu của Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Trong Quyết định số 1334/QĐ-TTg ngày 10/11/2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm quay trở về đất nước đầu tư, kinh doanh. Các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức kinh tế - xã hội xây dựng chính sách, đề án, chương trình cụ thể về việc thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài...

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.