Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thúc đẩy hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Séc lên một tầm cao mới

PV - 09:18, 17/04/2019

Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, từ ngày 16 đến 18/4, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Séc (CH).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân. Ảnh: Chinhphu.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân. Ảnh: Chinhphu.vn

Việt Nam và Cộng hòa Séc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/2/1950. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (cũ), nay là CH Séc không ngừng được củng cố và phát triển. CH Séc luôn coi trọng chính sách phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống tại khu vực Trung-Đông Âu, trong đó CH Séc.

Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp sẵn có, việc trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên. Đáng chú ý, có chuyến thăm CH Séc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2015), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 4/2017); chuyến thăm Việt Nam cấp nhà nước Tổng thống Milos Zeman (tháng 6/2017)…

Các Bộ ngành và địa phương của hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác cụ thể trên từng lĩnh vực thế mạnh của mình. Mới đây nhất, Việt Nam và CH Séc đã tiến hành phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế vào tháng 4/2018.

Về kinh tế, Việt Nam-CH Séc đang đẩy mạnh phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế. Năm 2012, CH Séc đã công bố Chiến lược xuất khẩu quốc gia 2012-2020, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách 12 thị trường ưu tiên. Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN nằm trong danh sách này.

CH Séc coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của CH Séc sang thị trường ASEAN. Đáng chú ý, trong Chiến lược Xuất khẩu quốc gia 2012-2020 của CH Séc, Việt Nam được xếp vào danh sách 12 thị trường ưu tiên (nước duy nhất trong ASEAN) của CH Séc.

Năm 2018, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 36 trong số hơn 200 đối tác của CH Séc. Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và CH Séc đạt 307 triệu USD. Đến nay, đã có 38 dự án của CH Séc đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 42 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 90 triệu USD.

Là thành viên của Liên minh châu Âu (EU), CH Séc luôn coi Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống và tiềm năng, là cầu nối để xuất khẩu sản phẩm của nước này sang thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Một điểm nhấn quan trọng khác là hiện có hơn 65 nghìn người Việt Nam sinh sống tại CH Séc. Năm 2013, Chính phủ Séc đã quyết định bổ sung đại diện người Séc gốc Việt vào Hội đồng dân tộc thiểu số, qua đó công nhận sự tồn tại của người Séc gốc Việt như một dân tộc thiểu số tại Séc, góp phần gắn kết thêm vào sự phát triển của CH Séc…

Trên cơ sở hợp tác đốt đẹp sẵn có, chuyến thăm chính thức CH Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần này sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị; tạo thêm động lực mạnh mẽ đưa hợp tác Việt Nam-CH Séc lên một tầm cao mới, hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên...

VŨ DŨNG (VOV)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.