Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thừa Thiên Huế xây dựng "bản đồ số" hỗ trợ du khách tham quan

Nguyệt Anh - 05:30, 06/04/2022

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng app "Di tích Huế" để hỗ trợ du khách khi đến tham quan các di tích ở Hoàng cung Huế.

Kinh thành Huế nhìn từ cửa Ngọ Môn. (Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)
Kinh thành Huế nhìn từ cửa Ngọ Môn. (Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)

Chức năng chính của ứng dụng "Di tích Huế" là hỗ trợ chỉ đường cho du khách trong phạm vi Hoàng cung Huế. Chỉ cần cài đặt ứng dụng này trên điện thoại di động cá nhân và nhập vào địa điểm cần đến, ứng dụng sẽ định vị vị trí của du khách và hướng dẫn đường đi gần nhất đến với điểm tham quan mong muốn.

Trong quá trình di chuyển tới điểm cần tham quan, du khách có thể theo dõi thêm các thông tin giới thiệu về các điểm đến một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất. Đồng thời, ứng dụng sẽ gợi ý các điểm đến lân cận mà du khách có thể quan tâm hoặc thuận tiện cho du khách trong quá trình tham quan, khám phá.

Bên cạnh đó, ứng dụng còn tăng cường thêm các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm cho du khách thông qua các tích hợp về dịch vụ và tiện ích hiện có tại Hoàng cung Huế. Ứng dụng sẽ hỗ trợ du khách các chỉ dẫn về các sự kiện, lễ hội sắp diễn ra cùng thời gian cụ thể để du khách lựa chọn tham quan. Các dịch vụ, tiện ích (thuyết minh, xe điện, trải nghiệm thực tế ảo tăng cường VR, chụp ảnh trang phục cung đình…) tại Hoàng Cung cũng được giới thiệu đầy đủ để du khách có thể lựa chọn, trải nghiệm.

Du khách có thể tải ứng dụng "Di tích Huế" về điện thoại thông minh khi tham quan Di tích Huế
Du khách có thể tải ứng dụng "Di tích Huế" về điện thoại thông minh khi tham quan Di tích Huế

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong thời gian tới, ứng dụng "Di tích Huế" sẽ còn tiếp tục được phát triển hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ, đồng thời tăng cường hoàn thiện các tiện ích để hỗ trợ du khách khi tham quan tại Hoàng cung Huế. Cùng với đó, để phát huy hiệu quả, sắp tới ứng dụng này sẽ được đưa vào sử dụng cho các điểm di tích khác thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Với đặc trưng là một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều di tích, hệ thống các trục đường trong Hoàng cung Huế không có tên gọi và không có các biển chỉ dẫn, các ứng dụng dẫn đường trên điện thoại thông minh không thể hỗ trợ việc tìm kiếm đường đi, điểm đến trong khu vực Hoàng cung Huế. Điều này lâu nay gây không ít khó khăn cho du khách lần đầu tham quan, nếu không có hướng dẫn viên thì khó có thể đi hết các điểm cũng như định vị được vị trí của mình trên bản đồ giấy.

Sau khi có tên đường, song song với hệ thống QR code và ứng dụng Di tích Huế cũng như hệ thống bản đồ hiện tại trên màn hình LED, bản đồ cố định, sắp tới du khách vào Hoàng cung Huế sẽ được phát nhiều tài liệu phục vụ tham quan khá tiện lợi. Ngoài ra, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế còn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm khác là Huế Travel Passport. Với "hộ chiếu" này du khách sẽ có nhiều trải nghiệm mới cũng như rất nhiều gói ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.